Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm, cũng như mua thuốc điều trị tràn lan không theo chỉ định của bác sĩ.

Những sai lầm khi sử dụng kit test nhanh COVID-19 và thuốc điều trị

L.H | 27/02/2022, 10:00

Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm, cũng như mua thuốc điều trị tràn lan không theo chỉ định của bác sĩ.

test-nhanh.jpeg
Người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm

Những sai lầm xung quanh việc test COVID-19

1. Lạm dụng test nhanh gây lãng phí

Nhiều người ngay sau khi tiếp xúc với F0 vì quá lo lắng nên mua cùng lúc nhiều kit test nhanh để tự xét nghiệm mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí.

Theo các chuyên gia, khi vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc đang ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm COVID-19 song tải lượng vi rút còn thấp. Do đó, việc test nhanh sẽ không chính xác vì khả năng âm tính cao. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau khi tiếp xúc F0.

Trong trường hợp gia đình có người mang thai hoặc mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K và có thể test trong ngày thứ 3, thứ 4. Nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm. Còn các trường hợp khác chỉ nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy mũi, ho, sốt, đau nhức người…

test-covid.jpg
Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít vi rút

2. Vạch đậm có nghĩa bệnh nặng

Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít vi rút như nhiều người lầm tưởng. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

3. Kết quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh

Nhiều người cho rằng việc test nhanh cho kết quả âm tính chứng tỏ là bản thân đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này chưa hoàn toàn chính xác.

Theo các chuyên gia, việc test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn vi rút ở đường hô hấp trên. Do đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị

Theo các chuyên gia, với F0 điều trị tại nhà thì "có thuốc đúng và uống đúng thời điểm" mới là tốt chứ không phải thuốc gì cũng uống, cứ uống thuốc là tốt.

1. Đối với thuốc chữa triệu chứng như paracetamol để hạ sốt, oresol bù điện giải cần đọc hướng dẫn để dùng đúng liều lượng, phù hợp với cân nặng, số tuổi của người bệnh. 

2. Các thuốc có thể dùng ở cộng đồng, cần theo đúng khuyến cáo hoặc có ý kiến của nhân viên y tế. Ví dụ, thuốc Corticoid được dùng khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2.

Tuy nhiên dùng thuốc này cần đúng thời điểm vì nếu dùng sớm lúc vi rút đang nhân chia sẽ có nguy cơ gây bùng phát nặng hơn. Trong khi đó, nếu dùng muộn quá thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển. Sau khi dùng 1 liều, người bệnh cần vào viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị tiếp.

thuoc-dieu-tri.jpeg

3. Đối với thuốc molnupiravir có nguồn gốc tin cậy, thời điểm đúng là trước ngày thứ 5 của triệu chứng. Lưu ý là sau khi dùng thuốc nếu test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày. Các chuyên gia khuyến cáo không dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Một số ý kiến cũng lưu ý nam nữ trẻ tuổi cũng không nên dùng molnupiravir.

Các chuyên gia cho biết, nhiều thuốc đã được chứng minh không có tác dụng với COVID-19 và thậm chí có hại, trong đó phải kể đến là thuốc aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, "thuốc xanh đỏ" được cho là hàng xách tay từ Nga...

Lời khuyên của các bác sĩ

Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị COVID-19 tại nhà là điều cần thiết.

Bên cạnh việc uống thuốc đầy đủ và tập một số bài tập để cơ thể khỏe mạnh hơn thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng.

F0 điều trị tại nhà có thể tự điều trị nâng đỡ bằng cách nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh thông thoáng, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạ sốt bằng paracetamol, tập thở, tư thế nằm sấp, theo dõi sát lâm sàng để xem bệnh có trở nặng hay không để được tư vấn bởi nhân viên y tế và cấp cứu kịp thời.

5.png
F0 cần chủ động theo dõi sức khỏe, triệu chứng sinh tồn như: mạch, huyết áp (nếu có máy đo), nhịp thở, nhiệt độ, SpO2...

Liên quan đến việc điều trị cho F0 tại nhà, các phương tiện cần có khi cách ly gồm: nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay (SpO2), máy đo huyết áp.

F0 cần chủ động theo dõi sức khỏe, triệu chứng sinh tồn như: mạch, huyết áp (nếu có máy đo), nhịp thở, nhiệt độ, SpO2; các triệu chứng khác như: mệt mỏi, ớn lạnh, ho, mất mùi, đỏ mắt, tiêu chảy…

Đặc biệt, F0 khi cách ly, điều trị tại nhà phải thực hiện tốt các các bước như: khai báo y tế, thực hiện nghiêm 5K; chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà; không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân; tự khử khuẩn nơi ở; để riêng rác vào thùng có nắp đậy, loại bỏ rác thải riêng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những sai lầm khi sử dụng kit test nhanh COVID-19 và thuốc điều trị