Trong đời sống, các loại bất động vật thường được người Việt hình dung là “cái”, còn các loài động vật, thường được hình dung là “con”.

Những nghĩa khác nhau của từ 'cái' và 'con' trong tiếng Việt (phần 2)

05/04/2017, 05:13

Trong đời sống, các loại bất động vật thường được người Việt hình dung là “cái”, còn các loài động vật, thường được hình dung là “con”.

Trong tiếng Việt, những thứ đồ dùng bất động vật thì được gọi bằng cái, như cái cối xay, cái nia, cái rổ, cái cửa - Ảnh: Internet

Đối với người Việt, có thể đã có ấn tượng rất sâu sắc về “cái" (mẹ)” và “con” (ngoài ra, còn các sự vật khác nữa: chỉ bộ phận thân thể: đầu, mắt, mũi, chân…; chỉ bộ phận của cây: quả, lá, hạt, ngọn, củ…). Hình dung phần lớn thế giới qua ấn tượng về “mẹ” và “con”, người Việt gọi gộp rất nhiều sự vật khác nhau của thế giới là cáicon.

Trước khi dùng với tư cách “loại từ”, các từ cái con vốn chỉ các sự vật “mẹ” và “con” với hàng loạt thuộc tính của các sự vật này. Thế nhưng, khi được dùng với chức năng “loại từ”, thì các từ ấy chỉ khiến ta hình dung đến các sự vật mới được gọi này với một (hoặc một vài) thuộc tính của “mẹ” và “con”, chỉ gợi nhớ mơ hồ đến tiền thân của chúng. Tóm lại, người ta đã lấy tên gọi của sự vật này để khoác lên cho các sự vật khác, nên đã vô tình lấy dáng vẻ hoặc tính cách của sự vật này “ép uổng” cho sự vật khác, và như vậy tên gọi chung này đã bất đắc dĩ bị mờ nghĩa.

Rõ ràng là con cái không phải được dùng như một phương tiện để đánh dấu tính động vật và bất động vật (của sự vật được danh từ đứng sau các “loại từ” này biểu thị). Nếu như “nhà, thuyền” vốn là những bất động vật thì cần gì phải có thêm cái để chỉ tính bất động vật của chúng; nếu như “ngựa” và “mèo” được coi là động vật rồi thì cần gì phải gọi là con để khẳng định thêm rằng chúng đúng là động vật? Phải quan niệm ngược lại mới thấy: các bất động vật thường được người Việt hình dung là “cái” (mẹ), còn các động vật, thường được hình dung là “con”. Và như vậy thì cáicon hoàn toàn độc lập với các thuộc tính động vật và bất động vật của sự vật. Cũng như vậy, (trong thép) rõ ràng độc lập với thuộc tính của “thép”; quả (trong quả đất) cũng độc lập với thuộc tính của “đất”…

Trong tiếng Việt, có thể nói con , hoặc cái , con ghẻ hoặc cái ghẻ, con đê hoăc cái đê, con thuyền hoặc cái thuyền, con mắt hoặc cái mắt, cái xe máy hoặc con xe máy… Bằng cảm thức bản ngữ, mỗi người Việt đều thấy rằng vẫn những sự vật “cò, ghẻ, đê, thuyền…” ấy thôi, tức là những thuộc tính khách quan của chúng không hề thay đổi, vẫn hằng thường như thế, nhưng mỗi lần tên gọi của chúng (cò, ghẻ, đê…) đi kèm với một “loại từ” khác, là lại một lần ta cảm nhận thấy chúng có gì đó mới, hay các sự vật này lại được hình dung theo một cách khác. Sắc thái mới, hay sự hình dung khác như vậy là do “loại từ” mang lại, thuộc về ý nghĩa khái quát của các “loại từ”.

Kết quả là mới thoạt nhìn, thấy một sự vật có thể xếp vào “loại” này hay “loại” kia, hoặc vừa “loại” này lại vừa “loại” kia, hay nói đúng hơn là có tên như thế này hoặc như thế kia, hoặc thậm chí vừa có tên này lại vừa có tên kia (là cái, là con, hoặc quả, cây, đầu, mũi….). Cái tên gọi chung (cái, con, quả…) ấy phản ánh sự trừu tượng hóa trong nhận thức của con người đối với sự vật rất khác nhau và đa dạng đến khôn cùng của thế giới khách quan, để hình dung chúng theo một cách, chỉ ở một khía cạnh, đồng thời qua đó con người cũng muốn gán cho các sự vật này cách nhìn nhận chủ quan chất phác của mình nữa.

Cũng như vậy, có thể cho nước vào một cái chai có nhãn đẹp vốn thường dùng để đựng rượu, hoặc dán cái nhãn rượu vào một cái chai đang đựng nước (giữa rượu và nước có thuộc tính chung là “lỏng”). Thế cho nên phải cảnh giác trước sự sử dụng ngôn từ - dán nhãn (có thể được gọi chung là “định danh”) rất linh hoạt và tinh tế này: Xét cho cùng, cáicon và các “loại từ” khác chỉ là tên gọi hay cái nhãn bên ngoài chung chung của hàng loạt các sự vật có cùng hoặc được xem là cùng có một số thuộc tính (quan trọng hoặc không quan trọng là tùy thuộc vào góc nhìn). Nhãn và sự vật độc lập tương đối với nhau. Nói cách khác, cái nhãn ấy thường phù hợp và đúng chỗ, nhưng cũng nhiều khi được (hay bị) người ta vô tình hoặc cố ý dán nhầm, hoặc ngây thơ hay định kiến cho rằng dán như thế mới là đúng.

Cũng như vậy nữa, nếu gọi được con mắt là vì “mắt” linh hoạt động đậy như động vật, thì “lưỡi”- một khí quan linh động bậc nhất trong miệng dùng để tạo nên tiếng nói con người, phải mười lần đáng được gọi là con (là: con lưỡi) mới phải!

PGS Tạ Văn Thông

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những nghĩa khác nhau của từ 'cái' và 'con' trong tiếng Việt (phần 2)