Ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long (BĐSCL) nhận xét: “Đến nay kinh tế ĐBSCL bắt đầu khởi sắc. Dịch COVID-19 xem như đã ổn, nhiều khu du lịch đã nhộn nhịp hoạt động. Những ngày cuối tuần các khu du lịch sinh thái trong vùng đông khách như trước kia. Giới kinh doanh du lịch hy vọng đây sẽ là cơ hội cho du lịch đồng bằng”.

Nhộn nhịp du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Văn Kim Khanh | 05/06/2022, 23:01

Ông Trần Việt Phường, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long (BĐSCL) nhận xét: “Đến nay kinh tế ĐBSCL bắt đầu khởi sắc. Dịch COVID-19 xem như đã ổn, nhiều khu du lịch đã nhộn nhịp hoạt động. Những ngày cuối tuần các khu du lịch sinh thái trong vùng đông khách như trước kia. Giới kinh doanh du lịch hy vọng đây sẽ là cơ hội cho du lịch đồng bằng”.

Đầu tháng 4 năm nay tại Cần Thơ diễn ra lễ khánh thành đền thờ Vua Hùng ở Cần Thơ, lễ hội bánh dân gian Nam Bộ, hội thi đờn ca tài tử. Các hoạt động văn hóa này có gần một triệu khách đến dự. Rồi lễ 30.4 với hàng chục nghìn người từ TP.HCM về ĐBSCL vui chơi. Từ ngày 20-22.5 lễ hội Sen Đồng Tháp, quy mô có vài trăm nghìn người tham dự. Tất cả hoạt động đó đều an toàn. Giờ đây khách rất yên tâm khi đến ĐBSCL du lịch. Điều kiện thuận lợi này là cơ hội lớn cho du lịch trong vùng phục hồi, phát triển.

banh-dan-gian.jpg
Gian hàng bánh dân gian Nam Bộ 4.2022 - Ảnh: Văn Kim Khanh

Bà Lê Thị Bé Bảy, thành viên HTX du lịch nông nghiệp Cồn Sơn cho biết: “Hiện khu du lịch Cồn Sơn (Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đã hoạt động nhộn nhịp. Mỗi ngày du lịch Cồn Sơn đều có hàng trăm khách, cuối tuần mỗi ngày đón khoảng 1.000-1.500 du khách”

Bà Lê Thị Bé Bảy cho biết thêm, ngoài các món ăn dân dã “đặc sản”, trái cây miệt vườn, sản phẩm du lịch mới của HTX Cồn Sơn vào đầu tháng 6 này còn sáng tạo nên chiếc thuyền được làm bằng  2.500 vỏ chai nhựa. Thuyền neo đậu giữa sông Hậu gây tò mò, thú vị cho khách du lịch đến tham quan. Đây là mô hình do Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP.Cần Thơ phối hợp Hợp tác xã HTX Cồn Sơn thực hiện. Thuyền ra mắt vào chiều 3.6 phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm Cồn Sơn.

san-pham-du-lich-con-son.jpg
Thuyền du lịch bằng  vỏ chai nhựa, sản phẩm của HTX du lịch nông nghiệp Cồn Sơn - Ảnh: VKK

Tại Làng du lịch Ông Đề - xã Mỹ Khánh (H.Phong Điền, TP.Cần Thơ), ông Lê Hải Phúc, chủ nhân làng du lịch này cho biết, du lịch Cần Thơ hiện phục hồi mạnh. Tại đây, ngày thường có vài trăm khách. Cuối tuần lên đến 1.000 người. Lượng khách đạt khoảng 70% so với trước dịch COVID-19. Sau gần 2 năm bị hạn chế đi lại. Giờ đây du khách có tâm lý muốn “sổ lồng” đi du lịch.

du-lich-ong-de.jpg
Làng du lịch Ông Đề - Ảnh: LHP

Tại khu du lịch Hồ Nam- Bạc Liêu, tổng giám đốc khu du lịch này cho biết, du khách hiện đã tăng lên rất nhiều, tuy nhiên chưa bằng con số trước dịch COVID-19.

Còn tại An Giang, ông Trần Minh Trí, Giám đốc Công ty CP du lịch An Giang nhận định: “Do An Giang hiện dịch bệnh giảm sâu, kinh tế phát triển, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ đã được mở trở lại, vì vậy khách du lịch, khách hành hương rất đông. Đây cũng là cơ hội cho các khu du lịch có thương hiệu của An Giang. Khu du lịch rừng tràm Trà Sư, khu du lịch đồi Tức Dụp, khu du lịch Núi Cấm rất đông khách. Chỉ tiếc là dù du lịch Việt Nam mở cửa nhưng khách du lịch nước ngoài rất vắng ở các khu du lịch ĐBSCL”.

du-lich-nc.jpg
Du lịch Núi Cấm- An Giang  -Ảnh: TMT

Một giám đốc du lịch trong vùng chia sẻ: “khó khăn về tài chính, nhân lực phục vụ du lịch; các khu du lịch do nghỉ dài ngày trong các đợt dịch Covid-19 nên xuống cấp cần đại tu, du khách nước ngoài còn vắng bóng... Đó là những khó khăn của giới kinh doanh du lịch ĐBSCL”.

Mỗi vùng miền có những nét đặt trưng khác nhau, nhưng khi nhắc đến du lịch nông nghiệp ở Đồng Tháp, phải kể đến Làng hoa Sa Đéc, là vựa hoa kiểng lớn nhất ĐBSCL, cây sen với những sản phẩm sen. Du lịch nông nghiệp An Giang với các làng nghề truyền thống như: làng lụa Tân Châu, làng nghề lưỡi câu Phú Hòa, làng dệt thổ cẩm Châu Phong, làng nghề se nhang Bình Đức, rừng tràm Trà Sư. Du lịch nông nghiệp Bến Tre với hình ảnh bạt ngàn dừa xanh, với mô hình sản xuất các sản phẩm từ dừa. Du lịch Cần Thơ với những vườn trái cây trĩu quả, những món ngon dân dã "Miệt Vườn". Du lịch Sóc Trăng du khách sẽ tham quan chùa Khmer cổ kính, thưởng thức bánh trung thu, pía, mè láo, lạp xưởng. Đặc biệt, trong lần hội thảo du lịch ĐBSCL – TP.HCM tại Đồng Tháp tổ chức tháng 5 vừa qua, chủ đề tập trung: du lịch nông nghiệp ĐBSCL. Các khu du lịch sinh thái “Miệt Vườn” được khuyến khích đầu tư. Phát triển nông nghiệp để phát triển du lịch xanh, phát triển du lịch xanh để phát triển nông nghiệp. Đây là cơ hội tốt cho du lịch đồng bằng thời “hậu COVID-19”

sp-sen-dong-thap.jpg

Nằm trong chuỗi sự kiện thuộc lễ Hội Sen Đồng Tháp lần thứ I - 2022 trung tuần tháng 5 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Diễn đàn kết nối du lịch giữa TP.HCM - 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ II- 2022. Với chủ đề “Hợp tác và hành động”, diễn đàn tập trung chuyên sâu nội dung “nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long - TP.HCM trong bối cảnh mới”.

ct-ptn.jpg
Phó bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu tại Diễn đàn Du lịch TP.HCM - ĐBSCL - Ảnh: VKK

Tại diễn đàn này, ông Phạm Thiện Nghĩa – Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã chia sẻ: “Diễn đàn lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch địa phương. Vì vậy chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư, liên kết hợp tác trong lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp du lịch trong cả nước, nhất là TP.HCM - ĐBSCL. Đồng Tháp cam kết sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho cơ chế liên kết hợp tác phát triển du lịch liên vùng ngày càng bền chặt, hiệu quả”.

Bài liên quan
Trường đại học Cần Thơ khai giảng khóa đầu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Sóc Trăng
Sáng ngày 24.11, tại tỉnh Sóc Trăng, Trường đại học Cần Thơ đã tổ chức lễ khai giảng khóa đầu tiên đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng và tiếp nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuẩn bị cho việc thành lập Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại Sóc Trăng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhộn nhịp du lịch Đồng bằng sông Cửu Long