Viện KSND tối cao truy tố 4 bị can thuộc HoSE về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Sự kiện

Nhóm cựu lãnh đạo HoSE đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết như thế nào?

Nhã Thanh 09/04/2024 12:58

Viện KSND tối cao truy tố 4 bị can thuộc HoSE về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trịnh Văn Quyết là chủ mưu

Trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị có liên quan, Viện KNSD tối cao xác định Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mua Công ty Faros.

Quyết cũng là người quyết định, chỉ đạo góp vốn khống của công ty này từ 1,5 tỉ đồng lên thành 4.300 tỉ đồng, đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE, bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.621 tỉ đồng.

6242eb6741840.jpg
Ông Trịnh Văn Quyết - Ảnh: Internet

Theo VKS, bị cáo Quyết cũng là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo việc thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc nâng khống tiền cho các tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế quản lý sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỉ đồng.

Trong đó, VKS xét thấy Trịnh Văn Quyết phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 4 mã chứng khoán, gồm HAI, GAB, ART và FLC với số tiền thu lợi bất chính là hơn 684 tỉ đồng.

Cán bộ HoSE tạo điều kiện cho Trịnh Văn Quyết

Để xảy ra hậu quả trên, VKS cho rằng có sự tham gia tích cực của các bị can trong vụ án vào quá trình nâng khống vốn góp, ủy thác đầu tư, nhận ủy thác đầu tư, hợp thức dòng tiền từ vốn góp khống, xác định vốn góp khống… giúp Quyết bán cổ phiếu được hình thành từ vốn góp chủ sở hữu khống, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Trong đó, 4 bị can thuộc Sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) bị cáo buộc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo cáo trạng, 4 bị can thuộc sàn HoSE là người có chức vụ, quyền hạn, biết rõ chưa đủ xác định số vốn góp thực của Công ty Faros là 4.300 tỉ đồng theo Báo cáo tài chính kiểm toán và công văn của Ủy ban Chứng khoán nhà nước, nhưng vì bị can Trần Đắc Sinh (Chủ tịch HĐQT sàn HoSE) có quan hệ với Quyết nên nhận lời làm nhanh hồ sơ niêm yết của Công ty Faros, đồng ý niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HoSE trái pháp luật, gây thiệt hại cho hơn 30.000 nhà đầu tư.

Cụ thể, bị can Trần Đắc Sinh (Chủ tịch HĐQT sàn HoSE) có quen biết với Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (Tổng giám đốc Tập đoàn FLC) nên Quyết và Phương có nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9.2016.

screenshot-367-.png
Ông Lê Hải Trà - Ảnh: Internet

Trên cơ sở báo cáo của Phòng Quản lý và thẩm định niêm yết và Ban Giám đốc, Trần Đắc Sinh biết rõ không có cơ sở xác định vốn thực góp của Công ty Faros là 4.300 tỉ đồng nhưng vì động cơ cá nhân mà đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới làm nhanh hồ sơ niêm yết cổ phiếu của Faros.

Chưa hết, Sinh còn giao Tổng giám đốc HoSE ký quyết định niêm yết cổ phiếu ROS trái pháp luật. Hành vi trên bị VKS xác định là đã giúp sức, tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán, từ đó Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền của nhiều nhà đầu tư.

Trong khi đó, bị can Lê Hải Trà là Phó tổng giám đốc thường trực, kiêm thành viên Hội đồng Niêm yết sàn HoSE, có quen biết với Trịnh Văn Quyết, biết rõ không đủ cơ sở xác định số vốn thực góp nêu trên nhưng vẫn gây sức ép cho cấp dưới đề xuất chấp thuận hồ sơ niêm yết của Công ty Faros. Lê Hải Trà là người ký phiếu đồng ý niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros.

Là Phó tổng giám đốc của sàn HoSE, Trà đã họp HĐQT để đồng ý niêm yết cổ phiếu của Faros trái pháp luật.

Theo VKS, hành vi của Lê Hải Trà đã giúp sức, tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán, từ đó Trịnh Văn Quyết đã bán cổ phiếu nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Bài liên quan
Truy tố cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết
Bị can Trịnh Văn Quyết bị truy tố 2 tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhóm cựu lãnh đạo HoSE đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết như thế nào?