Nhiều ngân hàng trung ương tăng nhanh lãi suất, dẫn đến nguy cơ suy thoái. Trước bối cảnh đó, động thái của Ngân hàng Nhà nước là điều được dư luận quan tâm.

Nhiều NHTW tăng nhanh lãi suất dẫn đến nguy cơ suy thoái, động thái của NHNN?

Tuyết Nhung | 19/09/2022, 12:54

Nhiều ngân hàng trung ương tăng nhanh lãi suất, dẫn đến nguy cơ suy thoái. Trước bối cảnh đó, động thái của Ngân hàng Nhà nước là điều được dư luận quan tâm.

Ngoại tệ biến động rủi ro, lạm phát leo thang

Nói về việc điều hành chính sách tiền tệ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ thế giới đang có những biến động rất phức tạp, khó lường và đầy rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất hiện nay tại nhiều quốc gia là tình trạng giá cả, lạm phát leo thang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống người dân.

web(1).jpg
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà

Nhiều ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới "chần chừ" đánh giá lạm phát tạm thời do đứt gãy chuỗi cung ứng, tuy nhiên lạm phát kéo dài hơn dự kiến cho thấy vấn đề thực sự phức tạp hơn, các ngân hàng trung ương đã tăng nhanh lãi suất, dẫn đến nguy cơ suy thoái. Trước bối cảnh đó, NHNN đã sử dụng nhiều biện pháp để ổn định thị trường tiền tệ, ổn định lãi suất.

Theo ông Phạm Thanh Hà, hiện nay, lạm phát trong nước vẫn trong tầm kiểm soát nhưng áp lực trong năm 2023 là khá lớn và không thể chủ quan với rủi ro này. Dưới góc độ của cơ quan quản lý vĩ mô, NHNN sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ, trong đó có điều hành tín dụng.

Về điều hành tín dụng, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho rằng, áp lực cung ứng vốn cho quá trình phục hồi kinh tế hiện rất lớn, nhu cầu vốn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng trong khi thị trường vốn chưa phát triển tương xứng. Năm 2022, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến thực tế.

Trên thực tế, chỉ tiêu này cao hơn tăng trưởng tín dụng của cả 2 năm 2020-2021 (lần lượt là 12,17% và 13,61%). Và kết quả tín dụng trong hơn 8 tháng qua tăng nhanh so với cùng kỳ nhiều năm trước phù hợp với diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Tuy nhiên, vốn tín dụng ngân hàng chỉ là một trong các nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế và tín dụng ngân hàng không thể đáp ứng mọi nhu cầu vốn của nền kinh tế. Các kênh dẫn vốn cho nền kinh tế gồm cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư công, nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần khơi thông đầy đủ các kênh vốn này.

"Trong bối cảnh nhiều thách thức, NHNN phải điều hành đồng bộ, linh hoạt, hài hòa tất cả các công cụ, giải pháp để đảm bảo thực hiện được mục tiêu lớn nhất là bảo đảm an toàn hệ thống, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, các công cụ, giải pháp điều hành đều có tính chất ngắn hạn nên không thể thay thế cho các nguồn vốn và giải pháp, chính sách có tính dài hạn", ông Hà nhấn mạnh.

Đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất

Về nội dung phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, NHNN xác định một trong những mục tiêu trọng tâm của năm 2022 là Chương trình hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cho những người vay vốn tại ngân hàng thương mại qua gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng.

Do đây là một trong nhiệm vụ trọng tâm của của ngành Ngân hàng trong năm 2022, nên phía NHNN cũng đã triển khai nhanh chóng một loạt các biện pháp.

Về hành lang pháp lý, NHNN đã thu thập thông tin đăng ký từ các ngân hàng thương mại để đề xuất cùng với các bộ để phân bổ ngân sách 40.000 tỉ đồng trong 2 năm. Theo đó, năm 2022 dự kiến sẽ phân bổ khoảng 16.000 tỉ đồng, sang năm 2023 dự kiến sẽ phân bổ 24.000 tỉ đồng còn lại.

Sau khi đã phân bổ ngân sách, NHNN cũng đã triển khai hướng dẫn các ngân hàng thương mại và đã ban hành bộ tài liệu giải đáp trên 20 vấn đề cho các ngân hàng thương mại trong quá trình triển khai như: về đối tượng, về phương thức, về cách đăng ký, về cách lập dự toán cũng như rút vốn hỗ trợ và quyết toán.

Đến nay, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt gần 4.407 tỉ đồng đối với gần 550 khách hàng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 4.300 tỉ đồng. Các ngân hàng thương mại dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đến cuối tháng 8 vừa qua khoảng 13,5 tỉ đồng. Theo rà soát nhanh của các ngân hàng thương mại, dư nợ của nhóm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các ngành được hỗ trợ lãi suất (chỉ bao gồm các trường hợp ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân sau 1.1.2022) khoảng 800.000 tỉ đồng.

"Hiện nay, các ngân hàng vẫn đang tiếp tục rà soát danh mục khách hàng đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất để đẩy mạnh công tác hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục hỗ trợ lãi suất trên cơ sở đề nghị của khách hàng", ông Hà nhấn mạnh

Bài liên quan
Hai chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1.8: Thu phí không dừng và lãi suất rút tiền trước thời hạn
Từ ngày 1.8.2022, chỉ thu phí không dừng trên các tuyến cao tốc đồng thời áp dụng quy định mới về lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều NHTW tăng nhanh lãi suất dẫn đến nguy cơ suy thoái, động thái của NHNN?