Nhiều doanh nghiệp ở phía Nam đã thực hiện phương án cho người lao động đi về hàng ngày.

Nhiều doanh nghiệp phía Nam đã cho người lao động đi về hàng ngày

Tuyết Nhung | 19/10/2021, 19:24

Nhiều doanh nghiệp ở phía Nam đã thực hiện phương án cho người lao động đi về hàng ngày.

Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương ngày 19.10 cho biết, trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp đang triển khai phương án đảm bảo an toàn sản xuất trong tình hình mới.

img_9432.jpg.jpg
Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện phương án cho người lao động đi về hàng ngày - Ảnh: BCT

Tại Đồng Nai, các doanh nghiệp đã sớm khởi động và nối lại chuỗi sản xuất trên tinh thần đảm bảo an toàn cao nhất cho người lao động.

Với doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp, tính đến hết ngày 16.10, tổng số doanh nghiệp được duyệt phương án "3 tại chỗ" là 1.302 doanh nghiệp, với số lao động đăng ký lưu trú là 169.937 người.

Hiện số doanh nghiệp đang thực hiện phương án "3 tại chỗ" là 1.176 doanh nghiệp với tổng số lao động tạm trú 154.699 người. Đáng lưu ý, trên địa bàn có 139 doanh nghiệp thực hiện phương án cho người lao động đi về hàng ngày với tổng số lao động đăng ký 41.762 người.

Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất ngoài khu công nghiệp, tổng số doanh nghiệp được duyệt phương án "3 tại chỗ" tính đến sáng 16.10 là 228 doanh nghiệp, với tổng số lao động lưu trú là 16.112 người.

Trong đó, có 27 dự án thứ cấp trong cụm công nghiệp với số lao động lưu trú là 2.064 người. Số lượng doanh nghiệp được chấp thuận thực hiện phương án "1 cung đường, 2 địa điểm" là 95 doanh nghiệp với tổng số lao động lưu trú 9.487 người, đã giảm 2 doanh nghiệp do chuyển sang phương án tổ chức cho 402 người lao động đi về hàng ngày.

Trong khi đó, số doanh nghiệp đang ngừng hoạt động do không thực hiện 3 tại chỗ trước đây, nay có nhu cầu hoạt động trở lại và được chấp thuận cho người lao động đi, về hàng ngày là 63 doanh nghiệp với số lao động 11.464 người.

Tại Tiền Giang, theo ghi nhận của Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, tổng số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp là 186 doanh nghiệp.

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã công nhận phương án sản xuất "3 tại chỗ" cho 46/186 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp (chiếm 24,7%) với tổng số lao động thực hiện phương án là 50.677 người; 140/186 doanh nghiệp còn lại trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạm dừng hoạt động.

Đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hiện có khoảng 417/897 doanh nghiệp, hợp tác xã ngoài khu, cụm công nghiệp đang hoạt động (chiếm 46,5%), bao gồm: 66 doanh nghiệp hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" (trong đó có 10 doanh nghiệp trên 50 lao động với 610 lao động ở lại làm việc); 351 doanh nghiệp hoạt động đảm bảo các công tác phòng, chống dịch theo quy định. Các doanh nghiệp còn lại (480/897) doanh nghiệp đã ngừng hoạt động để thực hiện phòng chống dịch COVID-19.

Sáng 17.10, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 trực tuyến toàn quốc với Ban Chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố, Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Chỉ đạo các địa phương cho biết sẽ rà soát sau một tuần thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Đặc biệt, xem xét về những vấn đề còn vướng mắc trong quy định, nhất là những vướng mắc trong quá trình thực hiện để có điều chỉnh kịp thời

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Nguyên tắc chung là chính sách phải thống nhất toàn quốc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cấp dưới không được ban hành quy định trái với quy định của cấp trên. Nếu địa phương thực hiện quy định ở mức độ cao hơn, sớm hơn thì phải báo cáo với cấp trên".

Bài liên quan
An Giang mong doanh nghiệp chung sức thực hiện tốt ‘mục tiêu kép’
Tỉnh An Giang mong muốn, các doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục chung tay, chung sức với tỉnh thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều doanh nghiệp phía Nam đã cho người lao động đi về hàng ngày