Đối với giá điện bán lẻ bình quân có tính độc quyền nhà nước, việc định giá là phù hợp với quy định và thực tiễn và cần tiếp tục được duy trì.

Nhà nước vẫn phải định giá điện

Tuyết Nhung | 21/11/2022, 06:34

Đối với giá điện bán lẻ bình quân có tính độc quyền nhà nước, việc định giá là phù hợp với quy định và thực tiễn và cần tiếp tục được duy trì.

gia-dien.jpg

Đối với danh mục, dịch vụ do Nhà nước quản lý, bà Nguyễn Thị Thúy Nga - nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá cho rằng, hiện nay việc quy định danh mục nhà nước định giá còn được mở rộng, dàn trải tại nhiều pháp luật chuyên ngành, như Luật phí, lệ phí; Luật giao thông đường bộ... Việc bổ sung danh mục tại các luật chuyên ngành đã dẫn đến một số tồn tại, hạn chế trong đó bao gồm cả trùng lặp, chồng chéo.

Thậm chí, tại các nghị định, thông tư dẫn đến hạn chế trong việc kiểm soát, theo dõi, tổng hợp tập trung. Trong khi đó trách nhiệm đầu mối kiểm soát, trình thay đổi danh mục được giao cho Bộ Tài chính thực hiện, nhưng một số trường hợp chưa tuân thủ triệt để, việc bổ sung các mặt hàng vào danh mục chưa đánh giá kỹ khâu tổ chức thực hiện nên tính hiệu quả không cao....

Chính vì vậy, bà Nga cho rằng, danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại dự thảo đã được mở rộng hơn rất nhiều so với quy định hiện hành tại Luật Giá 2012. Liên quan đến danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá cụ thể trong đó có mặt hàng sách giáo khoa, bà Nga đề xuất do mặt hàng này thuộc danh mục kê khai giá, được Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

“Việc áp dụng biện pháp kê khai giá đối với mặt hàng này là chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong thực tiễn, do vậy, đề xuất đưa vào diện danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá”, bà Nga cho hay.

Đối với nhóm dịch vụ khám chữa bệnh được chia làm 3 dịch vụ chính (dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc phạm vi quỹ bảo hiểm y tế chia trả; dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước không phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế, và dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước) do là dịch vụ quan trọng thiết yếu nên vẫn cần Nhà nước định giá.

Đối với giá điện bán lẻ bình quân có tính độc quyền nhà nước, việc định giá là phù hợp với quy định và thực tiễn và cần tiếp tục được duy trì. Do đó, đề xuất tiếp tục kế thừa quy định hiện hành, tiếp tục quy định tại danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá tại Luật giá (sửa đổi). Ngoài ra, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện được định giá; giá phát điện; giá bán buôn điện... đề xuất giữ nguyên như hiện hành. Đồng thời, bà Nga cũng đề nghị bổ sung giá phân phối điện tại danh mục kèm theo Luật giá (sửa đổi)...

Theo đại diện Ban soạn thảo, hiện nay bên cạnh Luật Giá đã có khoảng 19 Luật chuyên ngành cũng có những quy định về giá, đặc biệt là các vấn đề về Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, thẩm quyền, hình thức, phương pháp định giá; một số trường hợp đã dẫn đến trùng lặp, chồng chéo và gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện. Xác định vấn đề Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý gắn với các vấn đề phân công, phân cấp, hình thức và phương pháp xác định giá là nội dung cốt lõi, quan trọng nhất của Dự án Luật Giá lần này.

Chính vì vậy, dự thảo luật làm rõ việc phân công, phân cấp quản lý giá, nhất là đối với biện pháp định giá nhà nước. Theo đó, dự thảo đã bỏ cấp định giá Chính phủ và quy định rõ về nguyên tắc xác định thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ, bộ và UBND tỉnh, TP.

Như vậy, Chính phủ chỉ định hướng các mục tiêu quản lý, điều hành giá chung, ban hành hoặc chỉ đạo các bộ ban hành các văn bản dưới luật nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho tổ chức thực hiện. Quy định này cũng phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định giá đối với một số mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng mà khi điều chỉnh giá cần xem xét toàn diện đến nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô, đời sống người dân (tại danh mục kèm theo Luật quy định thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ cấu, biểu giá bán lẻ điện bình quân, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân).

Ngoài ra, dự thảo phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính và các bộ, ngành. Cụ thể, Bộ Tài chính định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý; hàng hóa dịch vụ thuộc nhiều ngành, lĩnh vực quản lý và ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi chuyên ngành quản lý theo quy định pháp luật; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá đối với hàng hóa, dịch vụ có tính địa bàn theo phạm vi quản lý.

Bài liên quan
Chưa xem xét điều chỉnh tăng giá điện, tiếp tục tính toán điều chỉnh thuế xăng dầu
Với mặt hàng điện, trước mắt trong thời gian tới xem xét chưa điều chỉnh tăng, tuy nhiên trước áp lực tăng giá của các nguyên liệu đầu vào cần tiết kiệm chi phí, kiểm soát, tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí để giữ ổn định giá điện.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà nước vẫn phải định giá điện