Tác giả Weida (Vĩ Đạt) là chuyên gia tư vấn và nghiên cứu chiến lược văn hóa quốc tế tại Mỹ. Ông vừa có bài viết phân tích về “Chủ nghĩa Trump”

Người Trung Quốc nghĩ gì về “Chủ nghĩa Trump”?

Đức Thanh | 19/01/2021, 18:46

Tác giả Weida (Vĩ Đạt) là chuyên gia tư vấn và nghiên cứu chiến lược văn hóa quốc tế tại Mỹ. Ông vừa có bài viết phân tích về “Chủ nghĩa Trump”

donald-trump-va-pho-tuong-mike-pence-anh-reuters.jpg
Tổng thống  Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Mỹ Trump nắm quyền trong 4 năm, được dư luận thừa nhận có tồn tại cái gọi là “chủ nghĩa Trump” (Trumpism). Để có chủ nghĩa của riêng mình, ít nhất phải đảm bảo hai điều kiện: vừa độc đáo, lại mới lạ. Ví dụ, thời chính quyền của Obama không có mới lạ và độc đáo, về cơ bản bám theo theo giá trị truyền thống của đảng Dân chủ.

Mặc dù Trump thay mặt cho đảng Cộng hòa lên nắm quyền, nhưng triết lý, chính sách và phong cách cầm quyền của ông phần nhiều không tương ứng với truyền thống tổ chức của ảng Cộng hòa, thậm chí trái lệch hẳn. Về nội hàm chủ nghĩa Trump rốt cuộc là thế nào, khá nhiều quan điểm lệch pha do nguyên nhân chính là từ định kiến ​​về chính trị và ý thức, cũng có khi vì hạn chế từ kết cấu kiến ​​thức và tầm nhìn nhận.

Để đánh giá hành động của một nhân vật chính trị, tất nhiên cần căn cứ vào cái gọi là thành tựu hữu hình, chẳng hạn như vấn đề kinh tế “vành đai rỉ sét” của miền Trung Tây Mỹ có đang phục hồi hay không. Nhưng nhiều uẩn khúc tích tụ trong thời gian dài khó có thể giải quyết ngay lập tức hoặc giải quyết nhanh chóng. Đặc biệt là nên từ cấp độ siêu hình và triết học nhìn nhận nhân vật chính trị này đ ã làm thế nào, có gây những tác động mạnh mẽ làm rung chuyển quan điểm trọng đại của hiện tại và tương lai xa hay không.

Đ định nghĩa chủ nghĩa Trump một cách khách quan và trung lập, nên thấy là sự pha trộn giữa chủ nghĩa tân bảo thủ (neoconservatism), chủ nghĩa lợi ích quốc gia và hệ giá trị phổ biến dẫn lối trật tự thế giới. Trump xuất thân doanh nhân, thiên hướng chính trị thẳng thừng đơn giản, tức là “Nước Mỹ trên hết”. Sau khi nhóm của Trump liên tục đưa ra các chính sách cụ thể và triển khai sâu rộng, dần phát huy trong quan niệm và thực tiễn, và cuối cùng phát triển thành một hệ thống tư duy và hành động không chỉ khác với quá khứ mà còn có tính đảo chiều.

Tóm lại, theo “ba quan điểm” sau đây cho thấy chủ nghĩa Trump đã làm thay đổi đáng kể nước Mỹ ngày nay và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hướng đi trong tương lai.

Trước tiên là thay đổi “quan điểm về thế giới” của Mỹ. Nhìn từ lịch sử, trước Thế chiến thứ 1 về cơ bản nước Mỹ theo đuổi chính sách chủ nghĩa biệt lập, hạn chế tham gia các vấn đề của thế giới; sau Thế chiến thứ 1 Mỹ mới bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa thế giới, tham gia một cách toàn diện và dẫn dắt các vấn đề quốc tế, dần dần chủ nghĩa thế giới đã trở thành giá trị tiêu chuẩn của Mỹ.

Nhưng đi cùng sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào cuối thế kỷ trước và sự trỗi dậy của toàn cầu hóa kinh tế, chủ nghĩa thế giới của Mỹ cũng gặp phải cục diện mới, thách thức mới và vang vọng đòi hỏi cải cách. Đây là lý do nảy mầm chủ nghĩa Trump. “Nước Mỹ trên hết” thực ra không phải là sự quay trở lại chủ nghĩa biệt lập trong truyền thống, mà là sự thay đổi tấn công toàn diện vào chủ nghĩa thế giới cố hữu, gắng gượng mệt mỏi, chuyển hướng điều chỉnh chính sách kiểm soát, tính linh hoạt lực lượng và bố cục chiến lược dựa trên trọng tâm lợi ích và các điểm nóng địa lý.

Thứ nữa là thay đổi “quan điểm về thương mại” của Mỹ. Truyền thống của Mỹ là theo đuổi thương mại tự do và công bằng, phản đối thuế quan và các rào cản thương mại (trừ biện pháp cấm vận với nước thù địch). Nhưng chính sách thương mại của Mỹ kéo dài 30 năm qua ngày càng lún vào vùng tối, gây nhiều vấn đề nghiêm trọng như bỏ qua thâm hụt thương mại ngày càng tăng với các nước và khu vực khác, sự chuyển dịch của các chuỗi công nghiệp, tổn thất việc làm, đã đi đến điểm giới hạn chí mạng gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia và sự phát triển của Mỹ.

Chủ nghĩa Trump đã nỗ lực để chống lại trong phương diện chính sách và quan điểm thương mại, đánh vào bình phong của cái gọi là “chính trị phải đạo”, xuất phát từ lợi ích cơ bản của nước Mỹ để bắt đầu có những cân nhắc tính toán chi li toàn diện, không còn tỏ vẻ trượng phu hào phóng chấp nhận thua thiệt. Trong cuộc bầu cử năm ngoái, khẩu hiệu của đảng Dân chủ và Biden vốn dĩ muốn phá bỏ chính sách thương mại của Trump; nhưng Biden nhanh chóng thay đổi ý định sau khi đắc cử khi tuyên bố sẽ không thay đổi chính sách mà chính quyền Trump đã thiết lập, cho thấy rằng đây cũng là xu hướng chung.

Cuối cùng là thay đổi “quan điểm về Trung Quốc” của người Mỹ, hay chính xác hơn là “quan điểm về giới cầm quyền Trung Quốc”. Thực tế cho thấy gia đình Trump và đội ngũ cầm quyền của ông vẫn luôn giữ thiện cảm  với người dân và văn hóa Trung Quốc. Trong cách phát ngôn của Trump thường đề cập virus Trung Quốc”, nên xem đó là cách dùng từ biện giải cho chiến dịch tranh cử, không phải hành vi có ý mạo phạm nhìn từ góc nhìn chủng tộc.

Nhưng nhóm của Trump đã thực sự lật đổ “quan điểm về Trung Quốc” của truyền thống Mỹ trước đó. Ví dụ như nhắm vào những nhận thức truyền thống như “một Trung Quốc cải cách và mở cửa sẽ mở đường cho dân chủ chính trị”, “chính sách thương mại của Trung Quốc sẽ cởi mở hơn, công bằng và khuyến khích cạnh tranh”…. Nhóm của Trump đã dần đưa ra các phản bác, và đã thuyết phục hoàn toàn đông đảo người Mỹ trong “quan điểm về đảng Cộng sản Trung Quốc” lầm lạc trước đây. Vì vậy, Mỹ phải áp dụng tư duy, chiến lược và phương pháp ứng phó mới.

Nhiều vấn đề nảy sinh từ những người nắm quyền không đủ tỉnh táo. Theo thời gian, bụi bặm bay khỏi, chúng ta có thể thấy rõ hơn. Ảnh hưởng và tác động của chủ nghĩa Trump lên nước Mỹ và tương lai của nước Mỹ thuộc vào dạng này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Trung Quốc nghĩ gì về “Chủ nghĩa Trump”?