Từng trực tiếp tham gia 2 buổi trò chuyện của các tổng thống Mỹ với sinh viên khi tới Việt Nam trong các năm 2.000 và 2016, anh Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT có những quan sát thú vị về sự kiện này.

Người trong cuộc so sánh khác biệt trong 2 lần đón tiếp Clinton và Obama

Theo VietNamNet | 25/05/2016, 05:59

Từng trực tiếp tham gia 2 buổi trò chuyện của các tổng thống Mỹ với sinh viên khi tới Việt Nam trong các năm 2.000 và 2016, anh Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT có những quan sát thú vị về sự kiện này.

Năm 2.000, khi là một sinh viên năm thứ 3 tại ĐHQG Hà Nội, tôi được nghe bài diễn văn của Tổng thống Bill Clinton.

Lúc đó, tất cả sinh viên được yêu cầu mặc áo sơ mi trắng, quần sẫm màu.

Trước khi gặp thì được dặn rằng có tiếp xúc thì không được quá tươi cười và các ghế ngồi được sắp xếp trước, tôi được xếp hàng đầu dưới 5 nữ sinh áo dài ngồi ghế mây.

Năm 2016, ĐH FPT được 200 sinh viên, 20 cán bộ và tôi có giấy mời riêng tham gia gặp Tổng thống Obama tại khán phòng trên 2.000 chỗ tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Tôi thấy nhiều học sinh và sinh viên, theo đồng phục thì có thể nhận ra Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdams. Có em sinh viên ngồi cạnh chào, hóa ra là sinh viên FPT - trường không quy định gì về trang phục.

Điểm chung giữa hai bài diễn văn khá nhiều đều nói đến lịch sử gắn kết 2 dân tộc đầu tiên bởi những người Mỹ tìm kiếm hạt gạo ngon khi đến VN. Đều nhắc đến Nguyễn Du, chiến tranh, đối tác kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân quyền nhưng sắc thái rất khác nhau.

Nếu như lần đầu dè dặt với câu Kiều: "Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân" thì lần này đã thay bằng câu: "Rằng trăm năm cũng từ đây/Của tin gọi một chút này làm ghi".

Lần đầu được ẩn ý bằng năm tháng cứ trôi qua trong chờ đợi của cô Kiều. Còn lần này thì có nhiều của tin được trao nhau rồi, liệu đằng sau có hẹn ước gì không?

Hai bài diễn văn nhắc đến nhiều cá nhân. Nhưng thú vị nhất sau gần 20 năm, có 2 người vẫn hiện diện một cách đậm nét đó là hai thượng nghị sĩ John McCain và John Kerry.

Hai ông John này thực sự đã gắn bó với Việt Nam từ tham chiến, phản chiến và suốt gần 20 năm gắn kết để biến từ kẻ thù thành đối tác "của tin gọi một chút này làm ghi". Người Việt Nam thực sự cần ghi công hai con người tuyệt vời này.

Hôm nay giống như 16 năm trước, Việt Nam có bước ngoặt lịch sử vượt qua quá trình bình thường hóa và đã trở thành quốc gia bình thường với người Mỹ và trở thành đối tác trên nhiều lĩnh vực.

Hy vọng với TPP và nhiều cam kết, có thể chúng ta chưa biết đằng sau, VN sẽ bước sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hồ hởi như những năm 2.000 - 2008.

Một lần nữa xin được cảm tạ sâu sắc đến hai ngài John.

Đàm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐH FPT)/VietNamNet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người trong cuộc so sánh khác biệt trong 2 lần đón tiếp Clinton và Obama