Nếu nhìn vào những con số thống kê về tăng trưởng GDP đầu người trong vài năm trở lại đây thì nước Mỹ đang bỏ khá xa các nước có cùng trình độ phát triển khác như Đức, Nhật, Anh và Pháp. Nhưng điều ngược lại đang diễn ra tại các thống kê về sức khỏe và tuổi thọ trung bình.

Người Mỹ và khát vọng vượt tuổi thọ người Cuba

Nhàn Đàm | 29/03/2017, 06:01

Nếu nhìn vào những con số thống kê về tăng trưởng GDP đầu người trong vài năm trở lại đây thì nước Mỹ đang bỏ khá xa các nước có cùng trình độ phát triển khác như Đức, Nhật, Anh và Pháp. Nhưng điều ngược lại đang diễn ra tại các thống kê về sức khỏe và tuổi thọ trung bình.

Nếu nhìn vào những con số thống kê về tăng trưởng GDP đầu người cùng sự nâng cao tuổi thọ và sức khỏe của người Mỹ trong những năm gần đây, có thể là một trong những lý do hàng đầu để giải thích vì sao chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump đã không thành công trong việc kiếm đủ số phiếu nhằm bãi bỏ đạo luật chăm sóc sức khỏe mang tên Obamacare của người tiền nhiệm. Một thực tế là nước Mỹ đang trở nên ngày càng giàu hơn so với phần còn lại của thế giới, nhưng cũng đang ngày càng ốm yếu hơn, theo nghĩa đen.

Nếu nhìn vào những con số thống kê về tăng trưởng GDP đầu người trong vài năm trở lại đây, thì nước Mỹ đang bỏ khá xa các nước có cùng trình độ phát triển khác như Đức, Nhật, Anh và Pháp. Theo đó, tính đến hết năm 2015, GDP bình quân đầu người của Mỹ đạt khoảng 53.000 USD/người/năm, trong khi đó nước có vị trí gần nhất là Đức chỉ đạt khoảng 44.000 USD/người,bỏ khá xa các nước xếp sau như Nhật Bản, Anh và Pháp với chung mức khoảng 38.000 USD/người. Sự chênh lệch này cho phép dự đoán sẽ còn khá lâu nữa các nước phát triển khác mới có thể bắt kịp Mỹ về GDP đầu người.

Tuy nhiên, tình hình ở những thống kê về sức khỏe và gia tăng tuổi thọ người dân lại đang ngược lại hoàn toàn. Trong số các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, Mỹ đang xếp bét bảng. Thống kê về sự gia tăng tuổi thọ và tuổi thọ bình quân, tính đến cuối năm 2014 Nhật Bản đang dẫn đầu với tuổi thọ trung bình lên tới gần 84 năm, bỏ khá xa quốc gia xếp thứ 2 là Pháp với độ tuổi hơn 82, ở Đức và Anh là 81; trong khi đó tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ chỉ là chưa đầy 79. Theo WHO thì tuổi thọ trung bình của người Mỹ và người Cuba đều là 79. Như mọi quốc gia khác, Mỹ luôn muốn đẩy cao tuổi thọ của người dân nhưng hệ thống chăm sóc của Mỹ đang gặp vấn đề.

Trong quá khứ, người ta có thể cho rằng sự đa dạng của xã hội Mỹ và sự chênh lệch lớn về thu nhập là lý do giải thích vì sao các chỉ số về tuổi thọ và sức khỏe của Mỹ lại thấp đến như vậy: nhóm dân số có thu nhập thấp và tuổi thọ ít (do không có nhiều điều kiện về y học và chăm sóc sức khỏe) đã kéo tụt tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ xuống. Tuy nhiên, các nghiên cứu của những giáo sư đại học Princeton gần đây đã chỉ ra rằng: trong khi ở các nước phát triển khác nhóm dân số cao tuổi nhất ngày càng gia tăng về số lượng thì tại Mỹ nó lại giảm, và chủ yếu ở tầng lớp người Mỹ da trắng, và điều này thực tế đã diễn ra từ thời điểm năm 1999.

Liệu có mối liên quan nào giữa mức tăng trưởng GDP đầu người quá cao với sự sa sút đáng báo động về tuổi thọ của người dân Mỹ trong vòng gần 2 thập kỷ trở lại đây? Theo giáo sư Martin Feldstein của đại học Harvard, thì các chương trình phúc lợi xã hội ở Mỹ ít phát triển hơn nhiều so với các nước châu Âu, trong khi các chương trình phát triển kinh tế theo hình thái tư bản thì có xu hướng cao hơn nhiều. Deaton, người đoạt giải Nobel kinh tế 2015, thì cho rằng nước Mỹ đang cần thiết phải có sự mở rộng lớn đối với các chương trình phúc lợi xã hội và hạn chế tình trạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cao hơn nữa là sự phát triển của y học dưới các hình thức đóng phí.

Đề xuất này của Deaton được đánh giá là đặc biệt khó khăn, nhất là với tình trạng của hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp dược phẩm và bảo hiểm Mỹ hiện nay. Chỉ tính riêng trong năm 2014đã có khoảng 1.400 cuộc vận động hành lang tại Quốc hội Mỹ trong lĩnh vực công nghiệp dược phẩm. Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ hiện nay được đánh giá là kém hiệu năng nhưng lại được thiết kế tinh xảo để chú trọng phục vụ các dịch vụ chăm sóc tính phí. Nói cách khác, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ chú trọng và ưu tiên hơn cho các bệnh nhân có tiền, trong khi rất ít quan tâm đến các chương trình phúc lợi xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người có thu nhập trung bình và thấp.

Trên thực tế, thu nhập chỉ là một trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người dân tại bất cứ một xã hội nào. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào các điều kiện thể chất và xã hội khác nhau. Sự sẵn có của các chương trình chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế (công cộng cũng như tư nhân) nằm trong số các yếu tố quan trọng hàng đầu sẽ quyết định sức khỏe và tuổi thọ của mỗi người. Một thực trạng đáng ngại về nền kinh tế Mỹ dưới góc độ chăm sóc sức khỏe người dân, đó là nó đang khiến tuổi thọ người dân giảm đáng kể: một nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn (thông qua mức tăng GDP bình quân đầu người) đồng nghĩa với áp lực công việc tác động tiêu cực với sức khỏe người lao động ngày càng nhiều hơn, trong khi các chương trình chăm sóc sức khỏe cần thiết để giải quyết tình trạng đó thì lại yếu và thiếu. Theo thống kê, các vụ tự sát, dùng thuốc quá liều và các bệnh do rượu đang ngày càng gia tăng trong xã hội Mỹ, kể cả trong nhóm dân số trình độ cao có bằng đại học lẫn lao động không trình độ.

Nước Mỹ có thể giải quyết tình trạng này một cách dễ dàng thông qua chính sách nhập cư, nhưng rõ ràng đây là điều cần phải thay đổi về lâu dài. Một ưu điểm của nền kinh tế Mỹ là tìm ra những phương pháp mới giúp các tập đoàn của nó đánh bại các đối thủ cạnh tranh và qua đó dẫn dắt nền kinh tế thế giới, nhưng nó cũng đang bào mòn sức khỏe và tuổi thọ của người dân trong xã hội theo một cách khắc nghiệt. Nước Mỹ hiện tại cần một chương trình chăm sóc sức khỏe như Obamacare, thậm chí còn cần nhiều hơn nữa. Và đó có thể là lý do vì sao dù nắm cả lưỡng viện trong tay, đảng Cộng Hòa và Tổng thống Donald Trump vẫn không kiếm nổi đủ số phiếu để bãi bỏ chương trình chăm sóc sức khỏe nổi tiếng này.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Mỹ và khát vọng vượt tuổi thọ người Cuba