Tại cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2014 vào ngày 20.12, Sở Công thương TP Hà Nội cho biết mặt bằng giá cả thị trường Hà Nội sẽ chịu tác động tăng do tình hình thời tiết.

Nghỉ tết dài cũng.. khổ

Một Thế Giới | 21/12/2013, 17:32

Tại cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2014 vào ngày 20.12, Sở Công thương TP Hà Nội cho biết mặt bằng giá cả thị trường Hà Nội sẽ chịu tác động tăng do tình hình thời tiết.

Hàng thiết yếu có nguy cơ tăng giá dịp Tết
Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết mặc dù Hapro đã ký hợp đồng với nhiều nhà cung cấp rau xanh, nhưng vì thời tiết không thuận lợi nên rất có thể nguồn rau sẽ khan hiếm và không đủ lượng rau để cung cấp ra thị trường.
“Chúng tôi rất lo khi thời tiết lạnh, vì nếu thời tiết không thuận lợi cũng không thể đủ lượng rau xanh để bán ra” - ông Vượng nói.
Đại diện Công ty cổ phần sản xuất thương mại An Việt cũng cho rằng mặt hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và nếu thời tiết rét đậm kéo dài có thể giá các mặt hàng này sẽ tăng trong dịp Tết. 
"Công ty chúng tôi cũng đã ký hợp đồng với một số hợp tác xã sản xuất rau sạch ở các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận, nhưng nếu thời tiết lạnh thì việc đảm bảo về giá cả, lượng hàng rau củ quả cũng sẽ gặp nhiều khó khăn" - bà Đinh Thị Nga, đại diện Công ty cổ phần Intimex cho biết. 
Nghi tet dai cung.. kho
Các mặt hàng thiết yếu như: thịt lợn, rau, củ, quả... có thể tăng giá vào dịp Tết
(Ảnh minh họa) 
Đại diện Sở Công thương cũng thừa nhận dịp Tết là thời điểm để nhiều nhóm hàng có thể tăng giá, đặc biệt là nhóm hàng thiết yếu như: thịt lợn, thịt gà, rau, củ, quả. Mặt khác, do kỳ nghỉ Tết năm nay kéo dài nên nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng đều có thể tăng cao. 
Sức mua sẽ không mạnh
Nếu như các năm trước, nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết sẽ tăng từ 15% - 18% thì theo Sở Công thương Hà Nội, nhu cầu của người dân có thể không tăng vì kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thu nhập của người dân vẫn còn eo hẹp, trừ nhóm hàng về rau xanh và thực phẩm tươi sống.
"Công tác dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo, hàng hóa phong phú và giá cả các mặt hàng thiết yếu sẽ không tăng giá đột biến" - ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công thương TP Hà Nội chỉ đạo.
Một số doanh nghiệp tham dự cuộc họp cũng cam kết sẽ cung cấp đủ sản phẩm cho thị trường, như Tổng công ty Lương thực miền Bắc khẳng định lúc nào cũng có thể cung ứng khoảng 3.000 tấn gạo; Công ty cổ phần sản xuất thương mại An Việt cam kết sẽ cung ứng đầy đủ rau xanh và thực phẩm tươi sống, trứng gia cầm cho thị trường, kể cả thời điểm khan hiếm...
Duyên Duyên
Bài liên quan
Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo tối ưu hóa quy trình chế biến lương thực - thực phẩm
Ngày 23.11, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ TP.HCM tổ chức vòng thi bán kết và chung kết cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch - năm 2024, tại Trường Đại học Công Thương TP.HCM.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghỉ tết dài cũng.. khổ