Trong hai ngày 15 và 18.7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thông báo chấm dứt hoạt động của 9 phòng giao dịch. Như vậy, tính từ khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ngân hàng này đã đóng cửa 91 phòng giao dịch.
Tài chính và đầu tư

Ngân hàng SCB tiếp tục đóng cửa một loạt phòng giao dịch

Lam Thanh 21/07/2024 13:16

Trong hai ngày 15 và 18.7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thông báo chấm dứt hoạt động của 9 phòng giao dịch. Như vậy, tính từ khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ngân hàng này đã đóng cửa 91 phòng giao dịch.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB - mã chứng khoán: SCB) vừa công bố chấm dứt hoạt động của hàng loạt phòng giao dịch ở nhiều tỉnh, thành khác nhau.

Cụ thể, từ ngày 18.7, SCB chấm dứt hoạt động chi nhánh Hồng Bàng, phòng giao dịch Trần Nguyên Hãn (266H - 266G Trần Nguyên Hãn, phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, Hải Phòng); chi nhánh Hồng Bàng, phòng giao dịch Lạch Tray (308 - 310 Lạch Tray, phường Kênh Dương, quận Lê Chân); chi nhánh Hồng Bàng, phòng giao dịch Lê Hồng Phong (thửa số 20, khu phố B1, lô B7 Lê Hồng Phong, khu đô thị mới Ngã Năm sân bay Cát Bi, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền).

Ngày 15.7, SCB cũng thông báo đóng cửa 4 phòng giao dịch thuộc các chi nhánh tại TP.HCM và Bình Định.

scb.png
Gần 100 phòng giao dịch SCB đã đóng cửa

Như vậy, kể từ sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt do liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát, SCB đã đóng cửa 91 phòng giao dịch trên cả nước.

Trong đó, số lượng phòng giao dịch bị tuyên bố đóng cửa trong năm 2023 là 47 và 7 tháng đầu năm 2024 đã có thêm 44 phòng giao dịch của SCB phải đóng cửa.

Đỉnh điểm là tháng 6.2024, có tới 16 phòng giao dịch của SCB dừng hoạt động. Tiếp đến là các tháng 10 và 12.2023, mỗi tháng có tới 14 phòng giao dịch phải đóng cửa.

Theo giới thiệu của SCB tại thời điểm trước khi đại án Vạn Thịnh Phát xảy ra, mạng lưới giao dịch của ngân hàng lên tới 239 điểm giao dịch, khắp 28 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cùng với việc chấm dứt hoạt động của rất nhiều điểm giao dịch, ngân hàng này cũng thông báo thanh lý 23 xe chuyên dụng chở tiền. Toàn bộ lô xe chuyên dụng này được SCB thông báo bán đấu giá lần đầu tiên vào tháng 1.2024 và chỉ bán theo lô, trọn gói 3,987 tỉ đồng.

Mới đây, SCB cũng thông báo bán thanh lý 27 máy ATM hư hỏng đã qua sử dụng tại các tỉnh, thành như TP.HCM, Cần Thơ, Long An, TP.Đà Nẵng,… Hình thức thanh lý bán riêng lẻ hoặc nguyên lô theo nhu cầu của khách hàng. Phương thức bán chào giá kín và bán cho cá nhân, tổ chức có giá chào mua cao nhất.

Từ tháng 10.2022, SCB được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt. Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, SCB cũng không phải là ngân hàng đầu tiên phải kiểm soát đặc biệt. Trong quá khứ đã có những ngân hàng yếu kém, có những ngân hàng phải đưa vào kiểm soát đặc biệt và mua bắt buộc. Chỉ có điều, SCB có quy mô, tổng tài sản lớn, do đó đòi hỏi giải pháp xử lý cũng phải đủ lớn để thực hiện.

"Chúng tôi tiếp tục xây dựng lộ trình tái cơ cấu ngân hàng này từng bước; nghiên cứu khẩn trương, tích cực tìm ra giải pháp cơ chế, tạo điều kiện cho SCB từng bước ổn định, phục hồi và hoạt động bình thường", ông Tú khẳng định.

Theo Bộ Công an, từ năm 2018 - 2020, các bị can có liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và một số công ty liên quan đã tạo lập 25 gói trái phiếu trị giá hơn 30.000 tỉ đồng để bán cho 42.000 người mua, huy động tiền và chiếm đoạt.

Trong quá trình này, Công ty Chứng khoán Tân Việt là nhà phát hành, lưu ký trái phiếu; SCB là bên môi giới bán trái phiếu cho người dân. Vào cuối tháng 10.2022, sau khi vụ Vạn Thịnh Phát được cơ quan công an khởi tố điều tra, người dân đã đến rút tiền hàng loạt tại SCB, NHNN đã quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với SCB.

Bài liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa tội phạm cướp ngân hàng
Ngày 21.11, Công an TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng SCB tiếp tục đóng cửa một loạt phòng giao dịch