Đài truyền hình nhà nước Niger RTN cho biết, các huấn luyện viên quân sự và nhân viên của Bộ Quốc phòng Nga đã đến Niger hôm 10.4.
Quốc tế

Nga đưa quân nhân, thiết bị phòng không tới châu Phi

Hoàng Vũ (theo Reuters) 12/04/2024 13:49

Đài truyền hình nhà nước Niger RTN cho biết, các huấn luyện viên quân sự và nhân viên của Bộ Quốc phòng Nga đã đến Niger hôm 10.4.

Theo Reuters, trong chương trình phát sóng hôm 11.4, đài RTN đã chiếu cảnh một máy bay chở hàng quân sự Nga đang dỡ hàng tại sân bay ở Niger. RTN cho biết việc triển khai này tuân theo một thỏa thuận gần đây giữa chính quyền quân sự Niger và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm tăng cường hợp tác.

may-bay-quan-su-nga.png
Hình ảnh cho thấy máy bay quân sự Nga chở nhân lực và thiết bị đến Niger - Ảnh: X

“Chúng tôi đến đây để huấn luyện quân đội Nigeria… và phát triển hợp tác quân sự giữa Nga và Niger”, một quân nhân Nga nói với RTN.

“Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chống khủng bố. Và chúng tôi có mặt tại đây để chia sẻ kinh nghiệm này với bạn bè của mình. Chúng tôi mang theo nhân lực và thiết bị để đào tạo các chuyên gia khác nhau”, một huấn luyện viên quân sự Nga khác nói với Sputnik.

Đài truyền hình nhà nước Niger RTN cũng tiết lộ Nga đã đồng ý lắp đặt hệ thống phòng không ở Niger. “Không phận của chúng tôi giờ đây sẽ được bảo vệ tốt hơn”, RTN cho hay.

Reuters nhận định đây là một dấu hiệu cho thấy quốc gia Tây Phi này đang xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga giống như các nước láng giềng do chính quyền quân sự lãnh đạo.

Sự xuất hiện của các huấn luyện viên quân sự Nga theo sau quyết định của Niger vào giữa tháng 3 về việc hủy bỏ hiệp định quân sự với Mỹ, vốn cho phép nhân viên Lầu Năm Góc hoạt động trên lãnh thổ của họ ở hai căn cứ, bao gồm cả một căn cứ máy bay không người lái mà nước này xây dựng với chi phí hơn 100 triệu USD.

Lầu Năm Góc sau đó cho biết giới chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại với Niger về khả năng phát triển mối quan hệ với Nga trước khi chính quyền quân sự hủy bỏ hiệp định.

Hai quốc gia láng giềng của Niger gồm Mali và Burkiana Faso đã trải qua đảo chính quân sự từ năm 2020. Ba chính quyền quân sự đã chấm dứt các thỏa thuận quân sự với các đồng minh lâu đời bao gồm Pháp, thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và thành lập hiệp ước hợp tác của riêng họ được gọi là Liên minh các quốc gia Sahel (AES).

Bạo lực trong khu vực đã trở nên tồi tệ hơn kể từ các cuộc đảo chính. Theo nhóm giám sát khủng hoảng ACLED có trụ sở tại Mỹ, tỷ lệ tử vong do xung đột ở miền Trung Sahel tăng 38% so với năm trước, trích dẫn báo cáo chỉ riêng ở Burkina Faso có hơn 8.000 người thiệt mạng vào năm ngoái.

Sự bất ổn đã gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo kéo dài ở khu vực giáp sa mạc Sahara, nơi vốn là một trong những nơi nghèo nhất thế giới. Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết tính đến tháng 3, hơn 3 triệu người đã phải di dời khỏi đó.

Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga đưa quân nhân, thiết bị phòng không tới châu Phi