Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực chế biến tôm theo hướng giá trị gia tăng xuất khẩu. Đây là lợi thế cạnh tranh gần như duy nhất của sản phẩm tôm Việt Nam hiện nay.

Nâng giá trị tôm Việt trên thị trường quốc tế

Tuyết Nhung | 31/10/2023, 17:15

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực chế biến tôm theo hướng giá trị gia tăng xuất khẩu. Đây là lợi thế cạnh tranh gần như duy nhất của sản phẩm tôm Việt Nam hiện nay.

Nhu cầu tiêu thụ của thị trường Anh rất lớn, thậm chí lớn hơn các thị trường đơn lẻ trong khối EU. Trong năm 2022, xuất khẩu tôm góp sức lớn vào tăng trưởng xuất khẩu toàn ngành, giúp hoạt động xuất khẩu thủy sản cả năm dự kiến cán đích với kim ngạch 11 tỉ USD. Con số này được xem là mốc kỷ lục của ngành thủy sản Việt Nam.

tom.jpg
Xuất khẩu tôm sang Anh giai đoạn 2022-2025 có thể duy trì tăng trưởng trên 10%/năm

Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong thời gian tới, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa tại Anh không thể tránh khỏi ảnh hưởng của các yếu tố tác động từ diễn biến thương mại hàng hóa toàn cầu. Lạm phát gia tăng cũng khiến giá cả các loại hàng hóa trở thành mối bận tâm cho người tiêu dùng. Hoạt động nhập khẩu thủy sản cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng do các khó khăn về chi phí hay vận chuyển hàng hóa.

Minh chứng là từ tháng 11, ảnh hưởng của các yếu tố bất ổn trên thị trường hàng hóa toàn cầu đã phản ánh lên kết quả xuất khẩu hàng thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng, khiến tăng trưởng xuất khẩu thủy sản chững lại và rơi xuống mức âm, chỉ đạt khoảng 780 triệu USD, tạo ra nhiều lo ngại cho mục tiêu tăng trưởng của năm 2023.

Theo các doanh nghiệp ngành hàng tôm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dự báo sản lượng tôm toàn cầu trên 5 triệu tấn cho giai đoạn 2022-2023, tốc độ tăng trưởng trung bình 5%/năm.

Đối với sản phẩm tôm Việt Nam, vị thế ngành hàng đang được duy trì khá tốt ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh. Tôm Việt Nam đang được nỗ lực duy trì thị phần và tập trung vào chế biến sâu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh một số cường quốc về tôm như Ecuador và Ấn Độ đang có sản lượng khá tốt, và tình hình thương mại hàng hóa toàn cầu nhiều biến động, dự đoán mức tăng trưởng xuất khẩu toàn ngành tôm Việt Nam trong giai đoạn tới có thể duy trì mức ổn định khoảng hơn 4 tỉ USD, với tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Anh chiếm khoảng 3,6%.

"Về dài hạn, với đặc điểm của thị trường và nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng với các mặt hàng thủy sản, Anh vẫn sẽ là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đã dần thích nghi với những cam kết, khả năng tận dụng những ưu đãi tăng lên sẽ nâng cao tính cạnh tranh tại thị trường Anh. Xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục tập trung vào các nhóm hàng chủ lực là tôm, cá tra, cá ngừ. Dự báo xuất khẩu tôm sang thị trường Anh giai đoạn 2022-2025 có thể hồi phục và duy trì tăng trưởng dương trung bình khoảng trên 10%/năm", lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu nhận định.

Con tôm hưởng lợi thế từ Hiệp định UKVFTA

Với lợi thế về thuế quan từ Hiệp định UKVFTA, thủy sản Việt Nam đã tạo lập được lập lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ thương mại khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Brazil... do các nhà cung cấp này chưa ký kết hiệp định thương mại tự do với Anh. Trong đó, mặt hàng tôm cũng được hưởng lợi từ cam kết theo Hiệp định UKVFTA.

Cụ thể, về cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi, Hiệp định UKVFTA có cơ chế tiếp nối Hiệp định EVFTA, cho nên cam kết thuế nhập khẩu hầu hết các loại tôm nguyên liệu vào Anh giảm từ 10 - 20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định UKVFTA đã cam kết, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Quy định về quy tắc xuất xứ trong UKVFTA tương tự với EVFTA, với tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong UKVFTA là xuất xứ thuần túy.

Điều này có nghĩa là thủy sản thô, sơ chế và thủy sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam được coi là có xuất xứ theo Hiệp định UKVFTA khi nguyên liệu thủy sản dùng trong quá trình sản xuất có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn tại Việt Nam), không được phép nhập khẩu từ nước thứ 3 ngoài hiệp định.

Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã dần thích nghi với những cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA). Minh chứng là giai đoạn trước khi thực thi Hiệp định UKVFTA, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này mặc dù có tăng trưởng tốt nhưng lại tăng giảm thất thường. Sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Anh ổn định hơn.

Đối với mặt hàng tôm, năm 2021, xuất khẩu tôm chiếm vị trí chủ lực 74% giá trị thủy sản Việt Nam sang Anh, nhưng cũng bị giảm 3,5%. Ngoài yếu tố chi phí vận chuyển tăng, tôm Việt Nam cũng bị áp lực cạnh tranh khốc liệt với tôm Ấn Độ tại thị trường Anh vì giá tôm Ấn Độ thấp hơn, nhất là tôm cỡ nhỏ phù hợp bán lẻ trong bối cảnh dịch COVID-19.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu riêng mặt hàng tôm sang Anh chiếm 76% tổng xuất khẩu thủy sản với 33,5 triệu USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 2 tháng đầu năm 2023, riêng tôm chân trắng chiếm 69% giá trị xuất khẩu thủy sản sang Anh với 30,4 triệu USD, tăng 54%.

Tôm sú chỉ chiếm 2,7% nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng gấp 6 lần cho thấy tín hiệu rất lạc quan đối với mặt hàng này tại thị trường Anh.

Có thể thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tôm nói riêng đã dần thích nghi với những cam kết của Hiệp định UKVFTA.

Dự báo xuất khẩu tôm sang thị trường Anh giai đoạn 2022-2025 có thể hồi phục và duy trì tăng trưởng dương trung bình khoảng trên 10%/năm.

Bài liên quan
Thí điểm mô hình sạ lúa theo cụm trên cánh đồng lúa - tôm
Thay vì dùng sức người để gieo sạ lúa theo kiểu truyền thống, UBND huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa phối hợp với một doanh nghiệp tổ chức trình diễn thí điểm máy sạ lúa cụm trên cánh đồng lúa - tôm ở xã Tân Phú.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng giá trị tôm Việt trên thị trường quốc tế