Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 31.10 đề nghị Trung Quốc hành xử như một quốc gia bình thường. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp Mỹ ra cáo trạng buộc tội gián điệp Trung Quốc cùng các đồng phạm âm mưu đánh cắp công nghệ hàng không của nhiều công ty Mỹ và châu Âu.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải 'hành xử như một quốc gia bình thường'

Cẩm Bình | 01/11/2018, 15:29

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 31.10 đề nghị Trung Quốc hành xử như một quốc gia bình thường. Tuyên bố được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp Mỹ ra cáo trạng buộc tội gián điệp Trung Quốc cùng các đồng phạm âm mưu đánh cắp công nghệ hàng không của nhiều công ty Mỹ và châu Âu.

Pompeo khẳng định hành động pháp lý của Bộ Tư pháp Mỹ là một phần trong nỗ lực đối phó với cường quốc châu Á của Washington. Ông cũng đánh giá cáo buộc này góp phần gây sức ép buộc Bắc Kinh giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại với Mỹ.

“Tài sản sở hữu trí tuệ Mỹ bị Trung Quốc đánh cắp là chuyện diễn ra trong nhiều năm. Nhưng đây là chính quyền đầu tiên có chuẩn bị để đối phó. Chúng tôi sẽ làm điều này trên nhiều mặt trận”, Ngoại trưởng Pompeo phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Fox News.

Ngoại trưởng nói thêm: “Ngài Tổng thống yêu cầu thương mại công bằng, có qua có lại với Trung Quốc. Chúng tôi muốn họ không lấy cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Đây là nỗ lực từ nhiều phía của chính phủ Mỹ dưới sự chỉ đạo của Tổng thống, với mục đích buộc Trung Quốc hành xử như một quốc gia bình thường trong thương mại và tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Hôm 30.10, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc một nhóm 10 người, đứng đầu là nhân viên của Cục An ninh quốc gia tỉnh Giang Tô, đã cố thâm nhập hệ thống máy tính của một công ty Mỹ và một công ty Pháp có văn phòng tại thành phố Tô Châu. Đây là hai đơn vị sản xuất động cơ dùng cho máy bay thương mại.

Ngoài ra, còn có không ít công ty hoạt động trong ngành hàng không vũ trụ, công nghệ hay cơ sở hạ tầng quan trọng bị nhắm đến. Trong danh sách, ngoài công ty Mỹ, Pháp còn có cả công ty Anh và Úc. Bộ Tư pháp Mỹ chỉ công tố danh tính một công ty Mỹ là Capstone Turbines.

Đây là vụ do thám công nghiệp quy mô lớn liên quan đến gián điệp Trung Quốc thứ 3 được Bộ Tư pháp Mỹ công bố kể từ tháng 9 đến nay.

Đầu tuần này, Bộ Thương mại Mỹ còn ban hành quy định hạn chế xuất khẩu với những đơn vị có quan hệ làm ăn với công ty sản xuất chip bộ nhớ Kim Hoa (tỉnh Phúc Kiến). Lý do Bộ Thương mại đưa ra là việc Kim Hoa dần hoàn thiện khả năng mạch tích hợp bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) nhiều khả năng dựa vào công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ đe dọa đến lợi ích kinh tế dài hạn của các nhà cung cấp Mỹ.

ZTE từng bị áp đặt quy định tương tự trong vòng 3 tháng. Tập đoàn viễn thông sau đó phải chịu thực hiện hàng loạt yêu cầu quản lý nghiêm ngặt và đóng tiền phạt cho chính phủ Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Trump không định dừng lại ở buộc tội với trừng phạt. Bộ Tài chính Mỹ tháng trước từng tiết lộ chính quyền liên bang muốn siết chặt quy định về đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghệ cao, trong đó có hàng không.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải 'hành xử như một quốc gia bình thường'