Trước đây Mỹ tuyên bố Bắc Kinh sẽ phải trả giá nếu phớt lờ phán quyết trọng tài. Tuy nhiên ngày 27.7, Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố Mỹ mong muốn tránh đối đầu ở Biển Đông.

Mỹ thay đổi chiến lược sau phán quyết trọng tài

Trần Trí | 29/07/2016, 05:36

Trước đây Mỹ tuyên bố Bắc Kinh sẽ phải trả giá nếu phớt lờ phán quyết trọng tài. Tuy nhiên ngày 27.7, Ngoại trưởng John Kerry đã tuyên bố Mỹ mong muốn tránh đối đầu ở Biển Đông.

Trước khi Tòa Trọng tài công bốphán quyết kết luận "đường chín đoạn" củaTrung Quốc không có cơ sở pháp lý,các quan chức Mỹ đã nói đến kế hoạchlập liên minh buộc uy tín quốc tế của Bắc Kinh phải trả giá nếu Trung Quốc phớt lờ phán quyết trọng tài.

Reuters ngày 28.7 đã đăng bài viết với tựa đề “Tại sao chiến lược của Mỹ ởBiển Đông không hiệu quả?”.Bài viết ghi nhậnhai tuần sau khi có phán quyết trọng tài cho rằngchiến lược của Mỹ lâm vào cảnhrắc rối.

Đầu năm 2016, các quan chức Mỹ liên tục khẳng định các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng các vùng khác, kể cả EU, cần lên tiếng rõ ràng rằng phải tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài.

Hồi tháng 2, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Ávà Đông Nam Á Amy Searight tuyên bố: “Chúng ta cầncùng nhau lên tiếng mạnh mẽrằng đó là luật quốc tế rất quan trọng, tất cả các bên cần tuân thủ”.

Hai tháng sau, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bốuy tín củaTrung Quốc có nguy cơ bị tổn thất “khủng khiếp” nếu Bắc Kinh phớt lờ phán quyết.

Luật sư củaPhilippines (quốc gia đãkiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài) thậm chí còn nói Bắc Kinh có nguy cơ bị xếp là “quốc gia phi pháp luật”.

Mỹ ủng hộ vụ kiện của Philippines trên cơ sở Trung Quốc đòi chiếm 85% Biển Đông là hành độngđe dọa tự do hàng hải và luật pháp quốc tế.Thế nhưng sau khi phán quyết trọng tài được công bố,việc Mỹ kêu gọi thiếtlập một mặt trận thống nhất xem ra không đạt được như mong muốn.

Trong nhóm nước ủng hộ lờikêu gọi của Mỹ có Philippines nhưng một sốnước tranh chấp Biển Đônglại không ủng hộ lời kêu gọi này.

Hội đàm song phương Mỹ - Trung bên lề Hội nghị Bộ trưởng NgoạigiaoASEAN ở Vientaine (Lào)ngày 25.7 - Ảnh:Bộ Ngoại giao Mỹ

Ngày 15.7, EU vìsự kiệnAnh rời khỏi khối này nên đãtuyên bố lưu ý về phán quyết trọng tàinhưng tránh trực tiếp quychiếu đếnBắc Kinh cũng như không nhấn mạnhcác bên cầnphải tuân thủ phán quyết.

Hội nghị Bộ trưởng NgoạigiaoASEAN trong hai ngày 24.7 và 25.7đã ra tuyên bố chung không nêu đếnphán quyết trong tài.

Ngày 27.7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bốhài lòng với tuyên bố chung củaASEAN. Ông nói: “Tôi rất hài lòng khi ASEAN có một tuyên bố chung bảo vệ được vai trò tối thượng của luật pháp”.Ông cũng nói thêm tuyên bố chungtránh nói đếnphán quyết trọng tài cũngkhông làm mất đi tầm quan trọng của tuyên bố chung.Ông khẳng địnhphán quyết trọng tài“không thể trở nên vô nghĩa” vì có giá trị ràng buộcpháp lý.

Trong khi đó, một sốnhà phân tích lại nhấn mạnh rằngphán quyết trọng tàicó nguy cơ trở nên vô nghĩa không hẳn vì Mỹ không thể vận động các đồng minh và bạn bè một cách hiệu quả.

Chuyên gia về Biển ĐôngGreg Polingở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế(CSIS) của Mỹ nhậnxét: “Tất cả chúng ta nên lo lắng vụ này sẽ giảm xuống vì tác động của nó chỉ mạnh khi nào cả cộng đồng quốc tế cùng chung tay tạo nên”.

Ông nói thêm: “Cộng đồng quốc tế đã chọn cách không nói gì. Xem ra đãnhất trí là "chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi không muốn trói buộc Trung Quốc vào các tiêu chuẩn đó”.

Chuyên gia về Trung QuốcDean Cheng ở Tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation nhận xétrằng có thểWashington sẽmiễn cưỡng thúc đẩy quan điểm cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh, một đối tác kinh tế chủ đạo nhưng cũng là đối thủ chiến lược của Mỹ, vào lúc chỉ còn vài tháng nữa Tổng thống Obama sẽ mãn nhiệm kỳ và đến tháng 11.2016 là bầu cử Tổng thống Mỹ.Ông ghi nhận: “Điều chúng ta có là Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Đông cả về chính trị, ngoại giao và trái pháp luật trong khi đóMỹ thì chẳng làm gì cả”.

Một lý do để Mỹ tương đối thụ động có lẽ vì Mỹ muốn tránh gia tăng căng thẳngsau phán quyết trọng tài.

Ngày 27.7 tại Manila, trong khuôn khổ chuyến thămPhilippines,Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố tại cuộc họp báo chung rằngMỹ mong muốn tránh đối đầu ở Biển Đông. Ông còn đề nghị Philippines và Trung Quốc nêntiến hành đàm phán.

Các nhà phân tích lo ngại Bắc Kinh có thể sẽhành động cứng rắn hơn sau khi tổ chức xongHội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 tới.

Trung Trực (theo Reuters)
Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ thay đổi chiến lược sau phán quyết trọng tài