Do nhiều lý do, 3/4 triệu người Việt tại Campuchia hiện đang không có quốc tịch tại nước này.

Tình cảnh của 750.000 người Việt sống ngoài vòng pháp luật tại Campuchia

Hà Ngọc Bách | 28/07/2016, 04:54

Do nhiều lý do, 3/4 triệu người Việt tại Campuchia hiện đang không có quốc tịch tại nước này.

Theo tính toán có tới 750.000 người Việt được cho là sống ở Campuchia, khoảng 5% dân số của nước này, nhưng không ai chắc chắn về con số này. Đa số họ đều không có quốc tịch, chỉ một số ítlà công dân Campuchia.

Người Việt không thể mua đất xây nhà tại Campuchia vì họ không có giấy tờ hợp lệ, đa số đã chọn cách định cư trên các làng nổi dọc theo các con sông lớn của Campuchia, nơi họ đánh cá và bán cho các tiểu thương địa phương.

Trần Anh Tuấn, là một ngư dân 51 tuổi sống tại làng Phoum Kandal, một ngôi làng có gần 1.000 hộ gia đình trên hồ Tonle Sap (Biển Hồ). Gia đình ông Tuấn đã sống và làm việc ở đây nhiều thập kỷ. Theo ông Tuấn, bà ngoại của ông đã tới đây từ trước chiến tranh thế giới lần 2.

Ông Tuấn kể rằng ông chưa bao giờ rời khỏi nơi sinh sống, kể cả khi Khmer Đỏ nhắm đến cộng đồng người Việt trong những năm 1970. "Họ chết rất nhiều ở đó, trên núi" ông Tuấn kể lại quá khứ kinh hoàng của người gốc Việt dưới thời Khmer Đỏ.

Nhưng ông Tuấn không có quốc tịch Campuchia, với lý do chính chủ yếu là vì ông là người Việt. "Tôi không thể là một công dân. Thậm chí nếu bạn từng ở Việt Nam 5 hoặc 6 năm, bạn sẽ không bao giờ được cấp thẻcông dân ở đây" ông Tuấn nói và nhấn mạnh thêm là khi người Việt yêu cầu được nhập quốc tịch Campuchia họ sẽ bị làm lơ.

Luật Quốc tịch Campuchia quy định rằng người nước ngoài sinh sống hợp pháp tại nước này có thể xin cấp quốc tịch, nhưng khó có thể chứng minh tính hợp pháp của mình mà không có một công việc thích hợp và phải có giấy tờ hợp pháp.

"Chìa khóa ở đây là "hợp pháp" người gốc Việt luôn bị mặc định là bất hợp pháp", ông Sourn Butmao, giám đốc của tổ chức Quyền của ngườiThiểu số (Miro), một tổ chức phi chính phủ địa phương nói.

"Có sự phân biệt đối xử trong mọi thứ vì không có giấy tờ hợp pháp mọi người không thể tìm việc và con cái của họ không được đi đến trường", ông Butmao nói.

Tóm lại, vì không có quốc tịch, khoảng 750.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia bị đặt ra khỏi vòng pháp luật nước này. Bị kỳ thị, không có cơ hội phát triển tương lai, sống trong tình trạng bấp bênh vì thiếu học vấn.

Vì là "người nước ngoài" người Việt không được phép bỏ phiếu, tiếp cận y tế là điều gần như không thể vì họ quá nghèo. "Tôi từng tới bệnh viện chỉ một lần, giờ đây tôi không thể đến đó vì không có tiền", một phụ nữ ở làng Phoum Kandal kể lại, trên cơ thể cô người ta có thể thấy dấu hiệu của những căn bệnh về da.

Câu cá trên sông chỉ có thể cung cấp đủ chi phí cho cuộc sống của một gia đình cơ bản, gần như không đủ để mọi người ở Phoum Kandal sử dụng các tiệních khác. Thậm chí, gần làng có một ngôi trường nổi, chịu tiếp nhận các học sinh từ làng với chi phí không thể rẻ hơn là 1.500 đồng cho 2 giờ học nhưng người dân ở đây vẫn không thể cho con mình theo học.

Chương trình học tại ngôi trường nổi đó là chương trình từ Việt Nam đưa sang, với cô giáo là người bản xứ vì người Việt tại Campuchia chỉ biết tiếng Việt và không thể nói tiếng Khmer.

Có một sự lựa chọn khác cho người gốc Việt đó là cho con em mình đến học tại một ngôi trường được xây dựng vào năm 2012 do Miro tài trợ, dưới sự điều hành của chính phủ Campuchia. Ngôi trường này chấp nhận tất cả các học sinh mà không cần có giấy tờ hợp pháp.

Nhưng vấn đề khác lại nổi lên khi làng Phoum Kandal phải dời đi cách xa ngôi trường do Miro tài trợ. Kết quả là việc nhập học trở nên quá đắt đỏ và số học sinh tại đây đã giảm từ 133 em xuống còn 101 em, nhưng ông Butmao vẫn còn lạc quan về tương lai.

"Thông qua nhận thức tốt hơn, tình hình có thể thay đổi. Nhưng phải mất một thời gian dài, có thể là 10 năm hoặc 20 năm", ông Butmao nói.

Đặt vấn đề pháp lý qua một bên, vấn đề là lịch sử giữa hai nước Việt và Campuchia vẫn có nhiều vấn đề khó giải quyết. Người Campuchia nói chung không thích người Việt cũng là một vấn đề khiến những người Việt tại Campuchia phải sống ngoài vòng pháp luật.

Trong những năm 1970, người Việt bị đàn áp trong cả hai chế độ Lon Nol và Khmer Đỏ, hoặc bị ép phải quay về Việt Nam sinh sống. Trong sách "Tương lai quan hệ từ quá khứ: Campuchia" của sử gia Bien Kiernan cho biết dưới thời Khmer Đỏ khoảng "150.000 người Việt đã bị trụcxuất khỏi Campuchia, 10.000 người bị giết chết. Đây là một sự diệt chủng có hệ thống nếu so với số người Trung Quốc và Hồi giáo thiểu số bị đàn áp".

Thiên Hà (theo Asia Sentinel)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình cảnh của 750.000 người Việt sống ngoài vòng pháp luật tại Campuchia