Một đạo luật lưỡng đảng được đưa ra tại Thượng viện Mỹ vào 14.1.2022 sẽ buộc các nhà thầu quốc phòng ngừng mua đất hiếm từ Trung Quốc vào năm 2026 và sử dụng Lầu Năm Góc để tạo ra kho dự trữ lâu dài các khoáng sản chiến lược.

Mỹ sẽ cấm các nhà thầu quốc phòng mua đất hiếm của Trung Quốc: Bắc Kinh có tiếp tục hăm dọa?

Sơn Vân - Ảnh: Reuters | 14/01/2022, 22:15

Một đạo luật lưỡng đảng được đưa ra tại Thượng viện Mỹ vào 14.1.2022 sẽ buộc các nhà thầu quốc phòng ngừng mua đất hiếm từ Trung Quốc vào năm 2026 và sử dụng Lầu Năm Góc để tạo ra kho dự trữ lâu dài các khoáng sản chiến lược.

Dự luật này được thúc đẩy bởi Thượng nghị sĩ Tom Cotton (đảng viên Cộng hòa ở bang Arkansas) và Mark Kelly (đảng viên Dân chủ tại bang Arizona). Đây là dự luật mới nhất trong chuỗi luật của Mỹ tìm cách ngăn cản sự kiểm soát của Trung Quốc với lĩnh vực đất hiếm.

Về cơ bản, dự luật sử dụng việc mua máy bay chiến đấu, tên lửa và vũ khí khác trị giá hàng tỉ USD của Lầu Năm Góc làm đòn bẩy để yêu cầu các nhà thầu ngừng phụ thuộc vào Trung Quốc và bằng cách mở rộng, hỗ trợ sự hồi sinh sản xuất đất hiếm của Mỹ.

Đất hiếm là một nhóm gồm 17 kim loại, sau khi xử lý, được sử dụng để chế tạo nam châm trong ô tô điện, vũ khí và thiết bị điện tử. Trong khi Mỹ tạo ra ngành công nghiệp này trong Thế chiến thứ hai và các nhà khoa học quân sự nước này phát triển loại nam châm từ đất hiếm được sử dụng rộng rãi nhất, Trung Quốc đã dần phát triển để kiểm soát toàn bộ lĩnh vực này trong 30 năm qua.

Mỹ chỉ có một mỏ đất hiếm và không có khả năng chế biến khoáng sản đất hiếm.

"Việc chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc trong việc khai thác và chế biến đất hiếm là rất quan trọng để xây dựng các lĩnh vực công nghệ, quốc phòng của Mỹ", Tom Cotton nói với Reuters.

Có ghế trong Ủy ban Lực lượng Vũ trang và Tình báo của Thượng viện, Tom Cotton mô tả sự phát triển của Trung Quốc trở thành nhà dẫn đầu về đất hiếm toàn cầu "đơn giản là một lựa chọn chính sách mà Mỹ đưa ra". Ông hy vọng các chính sách mới sẽ nới lỏng sự kìm kẹp về lĩnh vực này mà Trung Quốc tạo ra.

my-se-cam-cac-nha-thau-quoc-phong-mua-dat-hiem-cua-trung-quoc2.jpg
Công nhân vận chuyển đất chứa các nguyên tố đất hiếm để xuất khẩu tại một cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
my-se-cam-cac-nha-thau-quoc-phong-mua-dat-hiem-cua-trung-quoc.jpg
Một máy khai thác được nhìn thấy tại mỏ Bạch Vân Ngạc Bác, Nội Mông, Trung Quốc có chứa khoáng chất đất hiếm

Được biết đến với tên gọi Đạo luật Phục hồi Năng lượng Thiết yếu và An ninh trên bờ cho Đất hiếm năm 2022, dự luật sẽ hệ thống hóa và quy định vĩnh viễn việc dự trữ nguyên liệu đang diễn ra của Lầu Năm Góc. Trung Quốc đã tạm thời chặn xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản vào năm 2010 và đưa ra những lời đe dọa mơ hồ rằng họ có thể làm điều tương tự với Mỹ.

Tuy nhiên, để xây dựng nguồn dự trữ đó, Lầu Năm Góc phải mua một phần nguồn cung từ Trung Quốc - nghịch lý mà các thành viên Thượng viện hy vọng sẽ giảm bớt trong thời gian.

Quá trình sản xuất đất hiếm có thể gây ô nhiễm cao, một lý do tại sao nó không được ưa chuộng ở Mỹ. Nghiên cứu đang tiến hành đang cố gắng làm cho quy trình sạch hơn.

Tom Cotton cho biết ông đã nói chuyện với nhiều cơ quan hành pháp của Mỹ về dự luật, nhưng từ chối tiết lộ liệu ông đã nói chuyện với Tổng thống Joe Biden hay Nhà Trắng hay chưa.

Đây là một lĩnh vực mà Quốc hội sẽ dẫn đầu, bởi nhiều thành viên đã quan tâm đến chủ đề này, bất kể đảng phái nào”, Tom Cotton cho hay.

Khai thác đầu ra trong nước

Dự luật mà các thượng nghị sĩ mong đợi có thể được đưa vào luật Lầu Năm Góc vào cuối năm nay, không hỗ trợ trực tiếp cho lĩnh vực đất hiếm mới ra đời của Mỹ.

Thay vào đó, dự luật yêu cầu các nhà thầu của Lầu Năm Góc ngừng sử dụng đất hiếm Trung Quốc vào năm 2026, chỉ cho phép miễn trừ trong những trường hợp hiếm hoi. Các nhà thầu quốc phòng sẽ được yêu cầu ngay lập tức cho biết nguồn khoáng sản của họ ở đâu.

Những yêu cầu đó "nên khuyến khích sự phát triển đất hiếm trong nước nhiều hơn ở Mỹ", Tom Cotton nói.

Trong 2 năm qua, Lầu Năm Góc đã tài trợ cho các công ty đang cố gắng tiếp tục sản xuất nam châm và chế biến đất hiếm của Mỹ, bao gồm MP Materials Corp, TDA Magnetics và Urban Mining Co (Mỹ) cùng Lynas Rare Earth Ltd (Úc).

Mark Kelly, cựu phi hành gia và là thành viên của Ủy ban Năng lượng và Dịch vụ Vũ trang của Thượng viện, cho biết dự luật này sẽ "củng cố vị thế của Mỹ với tư cách là nước dẫn đầu toàn cầu về công nghệ bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các đối thủ như Trung Quốc về các nguyên tố đất hiếm".

Dự luật chỉ áp dụng với vũ khí chứ không phải các thiết bị khác mà quân đội Mỹ mua.

Ngoài ra, đại diện thương mại của Mỹ sẽ được yêu cầu điều tra xem liệu Trung Quốc có đang bóp méo thị trường đất hiếm không và khuyến nghị liệu có cần các biện pháp trừng phạt thương mại hay không.

Khi được hỏi liệu một bước đi như vậy có thể bị Bắc Kinh coi là hành động đối đầu hay không, Tom Cotton đáp: "Tôi không nghĩ câu trả lời cho sự hung hăng của Trung Quốc hay các mối đe dọa từ Trung Quốc là tiếp tục chịu sự hăm dọa của họ".

Vào năm 1992, ông Đặng Tiểu Bình từng nói: "Trong khi Trung Đông có dầu, Trung Quốc có đất hiếm". Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc khi đó đã đưa ra nhận xét này trong chuyến công du phía Nam đất nước nhằm tái thúc đẩy chính sách cải cách và mở cửa.

Ông Đặng Tiểu Bình cũng nói thêm rằng sẽ đến lúc "tính ưu việt của đất hiếm của Trung Quốc chắc chắn sẽ được phát huy". Điều này chỉ xảy ra nhiều năm sau khi ông qua đời ngày 9.2.1997 khi Trung Quốc quyết định cắt giảm mạnh xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản năm 2010, vào thời điểm hai quốc gia sa lầy vào cuộc đối đầu ngoại giao lớn sau khi tàu của hai bên va chạm ngoài khơi quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Bài liên quan
Trung Quốc tiếp tục sử dụng 'con bài đất hiếm' trong đối đầu với Mỹ
Trung Quốc đã đẩy mạnh khai thác và sản xuất đất hiếm trong bối cảnh chiến tranh công nghệ với Mỹ đang có dấu hiệu gia tăng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sẽ cấm các nhà thầu quốc phòng mua đất hiếm của Trung Quốc: Bắc Kinh có tiếp tục hăm dọa?