Theo Quốc hội Mỹ, có một "lỗ hổng" trong Đạo luật Đăng ký cơ quan nước ngoài (FARA) khiến cho phóng viên của Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo thoải mái tác nghiệp cũng như thu thập thông tin tại Mỹ.

Mỹ lo ngại về sự phát triển nhanh của Tân Hoa xã

Hà Ngọc Bách | 16/11/2017, 09:41

Theo Quốc hội Mỹ, có một "lỗ hổng" trong Đạo luật Đăng ký cơ quan nước ngoài (FARA) khiến cho phóng viên của Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo thoải mái tác nghiệp cũng như thu thập thông tin tại Mỹ.

Báo cáo thường niên của Hội đồng Duyệt xét Quan hệ Kinh tế và An ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (U.S.- China Economic and Security Review Commission) thì Trung Quốc đang kiểm soát và hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài hoạt động tại nước này trong khi lại mở rộng tầm hoạt động của cơ quan truyền thông của mình trên phạm vi toàn cầu.

Ủy ban này được Quốc hội Mỹ thành lập hồi năm 2000 để theo dõi những quan ngại về cả an ninh lẫn kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Hội đồng Duyệt xét Quan hệ Kinh tế và An ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đánh giá rằng Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện của các cơ quan truyền thông của mình ở nước ngoài là để gia tăng vị thế của mình trên toàn cầu và thu thập thông tin tình báo.

Báo cáo của Hội đồng Duyệt xét Quan hệ Kinh tế và An ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nhấn mạnh rằng Tân Hoa Xã đang phát triển quá nhanh và mạnh tại Mỹ với hàng loạt văn phòng đại diện mới được mở ở New York, Washington, Chicago, Los Angeles, Houston và San Francisco.

"Tân Hoa Xã đang hoạt động như là một cơ quan tình báo nước ngoài bằng cách thu thập thông tin và đưa các báo cáo thông tin mật vềTrung Quốc, cả sự kiện trong nước lẫn quốc tế", báo cáo của Hội đồng Duyệt xét Quan hệ Kinh tế và An ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cho hay.

Theo Quốc hội Mỹ, có một "lỗ hổng" trong Đạo luật Đăng ký cơ quan nước ngoài (FARA) khiến cho phóng viên của Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo thoải mái tác nghiệp cũng như thu thập thông tin tại Mỹ.

FARA là một đạo luật được thông qua lần đầu tiên hồi năm 1938 để chống lại những nỗ lực tuyên truyền của Phát xít Đức. Hiện tờ Nhân dân Nhật Báo phải đăng ký theo đạo luật FARA, nhưng chỉ có những lãnh đạo cơ quan truyền thông này mới phải tiết lộ thân phận là đang làm việc cho tờ báonày.

Quốc hội Mỹ đang cố gắng "tái sinh" đạo luật FARA khi bắt RT phải đăng ký với cáo buộc cơ quan này là "một bộ máy tuyên truyền của nhà nước" và là cơ quan thực hiện chiến dịch can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ của Nga.

Tổng biên tập của RT và Sputnik News làMargarita Simonyan đã phản đối lệnh của Quốc hội Mỹ và gọi điều này là vô lý và bất hợp pháp. Tuy nhiên, RT sẽ bắt đầu đăng ký nhân thân của các biên tập viên của họ tại Mỹ do lo ngại Washington có thể bắt giữ những người này nếu không đăng ký theo FARA.

Moscow coi hành động của Mỹ là "không thân thiện" và Quốc hội Nga đáp lại đã thông qua đạo luật "đăng ký cơ quan nước ngoài" với các phương tiện truyền thông phương Tây như Đài tiếng nói nước Mỹ (VOA), Đài châu Âu Tự do (RFE)...

Trung Quốc hiện không hề có bất kỳ một phản ứng nào trước cáo buộc của phía Mỹ.

Ái Vi (theo Reuters)
Bài liên quan
Ông Trump chọn tỷ phú giỏi đầu tư làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Đài CNN dẫn lời Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22.11 thông báo chọn tỷ phú Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ lo ngại về sự phát triển nhanh của Tân Hoa xã