Brian T. Watson là tác giả của cuốn sách “Đâm đầu xuống vực: Câu chuyện thời đại chúng ta và Tương lai chúng ta phải đối mặt". Trên The Salem News (Anh), Watson vừa có bài viết phân tích về sai lầm của cuộc chiến.
Sự ủng hộ nhiệt tình của Mỹ đối với cuộc chiến ở Ukraine có vẻ như là đương nhiên, phù hợp và dễ hiểu. Tất cả chúng ta đều có thể mô tả Nga như là người khơi mào và thấy rằng Tổng thống Vladimir Putin là người quyết đoán và đi quá xa.
Người Mỹ cho đến nay đang ủng hộ một cách đúng hướng giúp quân đội Ukraine trong việc làm chậm phần lớn cuộc tấn công của Nga. Người Ukraine đang chứng tỏ sự can trường và khả năng.
Nhưng cùng lúc đó, 5 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước và 8 triệu người khác phải sơ tán trong nước. Có thể một triệu người đã nhập vào Nga.
Mỗi ngày và hàng tuần chiến tranh tiếp diễn, Ukraine càng chịu tổn thất nặng nề về cả hạ tầng và sinh mạng.
Không có kết thúc cho cuộc chiến này trong tầm nhìn lúc này. Người Nga đã học được từ những sai lầm trước đó - khi họ cố gắng chiếm lĩnh quá dàn trải một lúc - và hiện họ đang tiến chậm nhưng chắc chắn trên khắp khu vực Donbas. Họ đang tập trung vào phần còn lại phía đông của Ukraine và có khả năng họ sẽ kiểm soát được nó hoàn toàn.
Trong khi đó, hàng loạt hậu quả tiêu cực khác của chiến tranh trải dài trên khắp thế giới. Tình trạng thiếu lương thực mới đang xảy ra ở châu Phi, châu Á và Trung Đông khi các lô hàng ngũ cốc và lúa mạch từ Ukraine và Nga giảm so với mức bình thường. Nông nghiệp ở các khu vực khác trên thế giới cũng sẽ bị suy yếu - nếu không có nguồn cung cấp phân bón thông thường từ Nga.
Những nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cũng đang bị giảm sút đáng kể. Không có các chuyến hàng dầu và khí đốt thông thường từ Nga, nên phương Tây đang phải tăng cường sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả than đá. Bản thân chiến tranh - với việc sử dụng nhiên liệu, nổ và cháy, phá hủy các tòa nhà, tàn phá môi trường và lượng khí thải CO2 lớn – vốn đã là một thảm họa sinh thái.
Mặc dù không có nghi ngờ gì về việc Tổng thống Putin là người phát động cuộc chiến thương tâm này, nhưng tôi thấy điều đáng lo ngại là các tuyên bố công khai của chính quyền Biden chỉ mang tính chất cổ vũ chiến đấu vô thời hạn và về không đếm xỉa mối quan tâm an ninh của Nga.
Đó là một sai lầm đối với Mỹ khi nói về việc “làm suy yếu” bản thân Nga, hơn cả việc bảo vệ Ukraine. Điều đó khẳng định niềm tin mà ông Putin đã bảo vệ suốt 20 năm rằng NATO đã mở rộng - kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991 - một phần để bao vây và đe dọa Nga.
Bất kỳ người khách quan nào nhìn vào sự phát triển của NATO kể từ năm 1991 và xem xét các hành động quân sự của các Tổng thống Clinton, Bush và Obama, đều có thể thấy rằng ông Putin sẽ không hoang tưởng khi băn khoăn về nhiều mục đích của NATO. Đừng quên rằng Mỹ vào năm 2003 đã tiến hành một cuộc tấn công vô cớ, trắng trợn vào Iraq và tiến rất gần đến việc tấn công Iran bằng một cuộc chiến “phủ đầu” tương tự.
Chính quyền của George Bush Jr đã đi xa đến mức đưa ra một "sách trắng" mô tả "vị thế quân lực" mới của quốc gia, trong đó tuyên bố - một cách rõ ràng - rằng Mỹ sẽ không còn cho phép bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới sở hữu quân sự ngang bằng với mình. Đó là một sự xuất phát triệt để và quyết liệt so với vị thế quân sự trước đây của chúng ta.
Hai điều đúng ở đây cùng một lúc: ông Putin đã tiến hành một cuộc tấn công không thể bào chữa vào Ukraine; và NATO đã xử lý sai trong 30 năm qua của quá trình mở rộng và các thách thức đối với Nga.
Nếu chúng ta hy vọng kết thúc chiến tranh ở Ukraine, chúng ta sẽ phải nghiêm túc xem xét quan điểm an ninh của Nga theo cách nhìn từ Moscow. Điều đó sẽ đòi hỏi chúng ta phải học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ của mình.
Thực tế mà nói, thật là bịp bợm khi nói rằng cuộc chiến sẽ kéo dài chừng nào người Ukraine còn sẵn sàng chiến đấu. Thực tế mà nói, họ chỉ có thể chiến đấu một khi NATO còn cung cấp vũ khí cho họ. Vì vậy, sẽ đến ngày chính phương Tây sẽ là người quyết định khi nào cuộc chiến này kết thúc.
Tôi nói như vậy vì rất có thể Nga sẽ tiếp tục cuộc xung đột này trong nhiều năm. Tổng thống Putin khó có thể dừng cuộc chiến mà không giành được chiến thắng nào đó. Có thể sở hữu vùng Donbas là đủ, nhưng có thể là không.
Quan điểm của tôi là ngày hôm nay, phương Tây đã bắt đầu tốt hơn khi cân nhắc về tương lai lâu dài ở Ukraine. Chúng ta cần chú trọng hơn vào việc tìm ra cách để tạm dừng cuộc chiến.
Người dân Mỹ không nên quên rằng Washington, D.C. có rất nhiều nhà vận động hành lang và chuyên gia tư vấn làm việc cho các doanh nghiệp vũ khí và trang bị. Cuộc chiến này, dù bạn có đồng ý hay không thì nó cũng đồng nghĩa với những hợp đồng béo bở và nhiều công việc cho hàng trăm nhà thầu “quốc phòng” ở hầu khắp các bang trong cả nước. Thực tế đó đóng góp một phần trong cách các dân biểu và thượng nghị sĩ nhìn nhận cuộc chiến này.
Kể từ ngày 24.2, khi cuộc chiến bắt đầu, đã có sự leo thang đều đặn về mức độ sát thương của các loại vũ khí mà NATO gửi tới Ukraine. Những sự leo thang này - có thể được “đối phó” lại việc ném bom vào các thành phố của Ukraine - sẽ phải dừng lại ở một thời điểm nào đó, hoặc có nguy cơ dẫn đến việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân “nhỏ”. Nga đã nhúng tay vào Ukraine, và do đó nước này không thể chấp nhận “thua thiệt”. Nhưng sẽ có những tiếng nói mạnh mẽ trong ngành kinh doanh vũ khí ở D.C., những người sẽ chống lại việc giảm leo thang khi rõ ràng rằng Ukraine chắc chắn sẽ phải đưa ra một số thỏa hiệp và nhượng bộ để kết thúc chiến tranh.
Cuộc chiến này và việc khơi mào nó thật ngớ ngẩn. Tất cả nền văn minh nhân loại - không loại trừ quốc gia nào - đang đối mặt với sự phá vỡ về thể chế, vận hành và sinh thái. Đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn hơn chiến tranh, nền văn minh không còn thời gian để chiến đấu với chính nó. Nếu phương Tây cho rằng những lựa chọn của họ ngày nay ở Ukraine là không phù hợp, tôi phải nói rằng rằng chúng chẳng là gì so với những thực tế tồi tệ sẽ buộc chúng ta phải chịu đựng khi chúng ta đấu tranh để giữ lại các xã hội, cuộc sống và nền văn minh có tổ chức.