Chính phủ Mỹ cho đến nay vẫn duy trì một quan điểm không rõ ràng về việc sử dụng vũ lực quân sự để đáp trả cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan - một chiến thuật được gọi là "sự mơ hồ chiến lược".

Mỹ có chịu ràng buộc trong việc bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc không?

Hoàng Vũ | 13/10/2021, 15:54

Chính phủ Mỹ cho đến nay vẫn duy trì một quan điểm không rõ ràng về việc sử dụng vũ lực quân sự để đáp trả cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan - một chiến thuật được gọi là "sự mơ hồ chiến lược".

Grant Newsham, đại tá từng làm sĩ quan liên lạc giữa thủy quân lục chiến Mỹ với lực lượng phòng vệ Nhật Bản, ngày 12.10 nói với tờ Sao và vạch (Stars and Stripes) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden cần làm rõ quyết tâm sẵn sàng can thiệp một khi đảo này bị tấn công.

“Hãy nói rõ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng họ sẽ mất tất cả nếu bắt đầu một cuộc chiến tranh giành kiểm soát Đài Loan. Mỹ cũng cần đi đầu và giúp Đài Loan thoát khỏi 40 năm cô lập về quân sự và ngoại giao”, ông Newsham nói.

Mỹ đã không bị ràng buộc về mặt pháp lý để bảo vệ Đài Loan sau năm 1979 khi Washington chuyển công nhận ngoại giao chính thức từ Đài Bắc sang Bắc Kinh. Đạo luật Quan hệ Đài Loan được thông qua cùng năm chỉ cam kết giúp đảo này trong việc chuẩn bị tự vệ cho riêng mình.

Kể từ đó, Washington duy trì một mối quan hệ không chính thức nhưng vẫn gắn bó với Đài Loan, gồm cả việc tiếp tục bán vũ khí cho chính quyền Đài Bắc. Washington cũng cam kết tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc” - nền tảng then chốt trong quan hệ Trung - Mỹ và việc hoạch định đường lối chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Trung Quốc.

Trong bốn thập niên kể từ khi quan hệ của Mỹ chấm dứt thiết lập ngoại giao chính thức với Đài Loan, đã có nhiều câu hỏi xung quanh sự hỗ trợ của Washington trong cuộc xung đột xuyên eo biển với Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cho đến nay vẫn duy trì một quan điểm không rõ ràng về việc sử dụng vũ lực quân sự để đáp trả cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan - một chiến thuật được gọi là "sự mơ hồ chiến lược".

Chính sách này không chỉ nhằm ngăn cản Bắc Kinh sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan mà còn để ngăn cản đảo đòi độc lập, vì cả Bắc Kinh và Đài Bắc đều không chắc chắn về sự can thiệp của Mỹ để bảo vệ Đài Loan nếu có xung đột phát sinh.

Theo Sao và vạch, đại tá về hưu Newsham mô tả nguy cơ Trung Quốc tấn công đảo Đài Loan là "hết sức nghiêm trọng". Các binh sĩ của quân đội Trung Quốc (PLA) đã liên tục huấn luyện đổ bộ chiếm đảo trong nhiều năm.

"Họ đang kết hợp các lực lượng trên không, trên biển và trên bộ. Quân Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu bằng một cuộc bắn phá hòn đảo trước khi đưa tàu chiến và quân đội qua eo biển Đài Loan để đổ bộ. Trung Quốc đủ năng lực tấn công Đài Loan từ 7-8 năm trước, dù khi đó không có gì đảm bảo họ thành công. Họ cải thiện khả năng kể từ đó và tiếp tục làm điều này", ông nói.

Ông Newsham cho biết quân đội Mỹ và Đài Loan nên huấn luyện cùng nhau, trong khi Mỹ cũng nên cung cấp cho Đài Loan sự "hỗ trợ chính trị và ngoại giao".

Bài liên quan
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Chứng khoán Mỹ mất 5.400 tỉ USD 2 ngày là vấn đề của Mag 7, không phải do thuế từ ông Trump
Sự sụt giảm này liên quan nhiều hơn đến sự xuất hiện của công ty trí tuệ nhân tạo DeepSeek (Trung Quốc) trong năm nay hơn là các chính sách kinh tế từ Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nói, cho thấy ít lo ngại về đà lao dốc hiện tại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Mỹ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ có chịu ràng buộc trong việc bảo vệ Đài Loan trước Trung Quốc không?