Tôi cũng không biết những đam mê của mình với sách có được gọi là tình yêu hay không? Nhưng suy cho cùng, không phải ai đọc sách cũng vì thích, vì đam mê mà có thể họ muốn trau dồi kiến thức, hoặc nghiên cứu một lĩnh vực nào đấy. Chắc vì “yêu người yêu cả lối đi” nên ngoài những điều trên, tôi không chỉ yêu sách mà còn thích cả hương thơm của giấy.

Mùi hương của sách cho tôi sự thanh thản, bình yên đến lạ!

23/04/2014, 07:12

Tôi cũng không biết những đam mê của mình với sách có được gọi là tình yêu hay không? Nhưng suy cho cùng, không phải ai đọc sách cũng vì thích, vì đam mê mà có thể họ muốn trau dồi kiến thức, hoặc nghiên cứu một lĩnh vực nào đấy. Chắc vì “yêu người yêu cả lối đi” nên ngoài những điều trên, tôi không chỉ yêu sách mà còn thích cả hương thơm của giấy.

Tôi có thể khẳng định, ba tôi là người mê sách, vì sách của ba chất thành một dãy thật dài. Thuở nhỏ, tôi thích ngồi nhìn kệ sách của ba, những trang sách đã ngả vàng vì nhuốm màu thời gian, bị mối mọt ăn lổm chổm và được in bằng phông chữ đánh máy. Tôi vẫn luôn miệng hỏi ba về những cuốn sách ba từng đọc. Và có lẽ, tình yêu sách của tôi bắt đầu từ dạo đó.
Vào một ngày tôi bất chợt nhìn thấy “Những con chim ẩn mình chờ chết” của nhà văn Colleen McCullough, có lẽ bị thu hút bởi cái tựa, tôi cầm lên lật dở vài trang, và gần như bị lôi cuốn hoàn toàn vào câu chuyện.
Ở cái tuổi 13-14, làm sao có thể thấu hiểu được hết tâm tư của nhân vật. Mang trong mình bao phân vân và suy tư về những tình tiết diễn ra, tôi cảm nhận bằng tất cả những gì mình có.
Tôi vẫn yêu thích câu chuyện theo cách của riêng mình. Sau “Những con chim ẩn mình chờ chết”, tôi tìm đọc một vài tác phẩm khác như “Không gia đình” của nhà văn Hector Malot, “Thằng Gù nhà thờ Đức Bà” một tác phẩm của nhà văn người Pháp Victor Hugo, “Tất cả các dòng sông đều chảy” của Nancy Cato,…
Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chẳng thể nào quên được những ngày tháng đi đọc “sách chùa”. Và tôi cho rằng, đó là cách tôi nung nấu tình yêu của mình. Nói cho vui vậy thôi chứ những năm đi học, làm gì có tiền mua sách chỉ biết vào nhà sách đứng đọc ngấu nghiến rồi về.
Nhưng cũng vì vậy mà chẳng bao giờ có thể đọc trọn vẹn một cuốn tiểu thuyết, vì chưa đọc đến dấu chấm cuối cùng của câu chuyện thì cuốn sách đã được một người chủ nào đấy rinh về kệ sách nhà mình.
Mỗi lần đến nhà sách mà không còn thấy bóng dáng “người bạn” ấy trên kệ, lòng lại buồn đến day dứt vì không thể nào giải đáp được vô vàn những câu hỏi không tên. Nhưng cũng đành nén lòng mà tìm đến với một câu chuyện khác. Đôi khi cũng tủi thân nhưng chẳng biết phải làm sao?
Mui huong cua sach cho toi su thanh than, binh yen den la!
Có nhiều người hỏi tôi, tại sao không tìm đến thư viện, cũng muốn lắm chứ, nhưng thư viện tỉnh thì xa nhà, còn thư viện trường thì ít sách mới và tiểu thuyết mà phần chính là sách nghiên cứu.
Nhưng tôi có thể chắc chắn một điều rằng, dù là kệ sách xinh xắn của ba, hay ở thư viện và nhà sách, tôi đều thích lắm mùi hương phảng phất của giấy. Mùi hương cho tôi sự thanh thản và bình yên đến lạ.
Những năm sinh viên, cuộc sống xa nhà, tôi bắt đầu để dành tiền và mua sách. Từ khi được mấy anh chị khóa trên chỉ đường, vào những ngày trống tiết, tôi bắt chuyến xe buýt số 53, xuống trạm công viên Phong Châu trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, vào nhà sách Quỳnh Mai rồi sang bên kia đường ghé nhà sách Hà Nội...
Sáu năm sống xa nhà, tôi vẫn thường đến nhà sách Hà Nội như một thói quen. Đôi khi đi nhà sách hay vào thư viện chỉ vì nhớ mùi giấy. Những năm tháng có điều kiện được đọc nhiều hơn và biết đến nhiều tác giả hơn, dần dà tôi cất giữ cho mình một vốn kho báu riêng.
Mỗi một tác phẩm như là một hành trình đưa tôi đến bao thế giới với những câu chuyện khác nhau. Tôi nghĩ rằng, mỗi cuốn sách dù không có ích cho tôi trong thời điểm này nhưng sẽ hữu dụng trong một thời khắc khác.
Thế nhưng, tôi vẫn chưa vội quan tâm, đối với tôi điều quan trọng hơn cả là sách đã trau dồi tâm hồn tôi. Dù giờ đây, tôi được đến nhiều nơi, được đọc nhiều tác phẩm, tôi vẫn chẳng thể nào quên được hương thơm từ kệ sách của ba và những ký ức tuổi thơ, nơi đã nuôi dưỡng cho tôi một tình yêu sách.

Khánh Ngọc

Bài liên quan
Quan hệ Việt Nam-Lào là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trước sau như một, quan hệ Việt Nam-Lào luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mùi hương của sách cho tôi sự thanh thản, bình yên đến lạ!