"Ngân sách nhà nước sẽ tiết kiệm được bao nhiêu là phụ thuộc vào quy mô mua sắm tài sản đó theo phương thức tập trung", đại diện Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) khẳng định trong cuộc họp báo chiều 28.4.
Tại cuộc họp báo chuyên đề tháng 4 của Bộ Tài chính, một trong những câu hỏi được báo chí quan tâm nhiều nhất là "Thông qua việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung thì sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong ngân sách nhà nước (NSNN)?".
Trả lời câu hỏi này trước báo giới, ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), cho biết, việc tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong NSNN là phụ thuộc vào quy mô mua sắm tài sản đó theo phương thức tập trung.
"Số tiền tiết kiệm cụ thể là bao nhiêu thì chưa biết được vì chưa biết rõ quy mô mua sắm tài sản theo phương thức tập trung là bao nhiêu. Theo kinh nghiệm của các nước khác, so với trước đây không áp dụng mua sắm tài sản theo phương thức tập trung thì thông qua việc mua sắm tài sản tập trung sẽ tiết kiệm được khoảng từ 10-17% tổng giá trị mua sắm trong NSNN", ông Thịnh nói.
Theo ông Thịnh, thông qua biện pháp như vậy, việc thực hiện mua sắm tài sản để phục vụ các cơ quan nhà nước sẽ thiết thực hơn.
Từ đó, ông Thịnh cho biết, với các địa phương, việc áp dụng mua sắm tài sản theo phương thức tập trung sẽ do UBND tỉnh quyết định một danh mục mua sắm tập trungđể áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. Tiếp đến là các tỉnh sẽ giao cho một đơn vị thực hiện mua sắm tập trung theo quyết định 08 của Thủ tướng. Đơn vị này sẽ là những cơ quan chuyên nghiệp như các trung tâm, hoặc giao cho một đơn vị khác nhưSở Tài chính sẽ thực hiện mua sắm tập trung.
"Trên thực tế, kết quả thực hiện mua sắm tập trung trong đó có kết quả chiết khấu, các khoản chi hoa hồng buộc phải công khai. Nhà nước sẽ có trách nhiệm giám sát chặt chẽ tình hình mua sắm công khai của các đơn vị mua sắm tài sản côngbởivì mua sắm tập trung mà có sự giám sát công khai thì việc thực hiện sẽ thuận lợi", lãnh đạo Cục Quản lý công sản cho biết.
Theo ông Thịnh, một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý tài sản công đó là mua sắm tài sản công theo đúng định mức mà Chính phủ, cơ quan nhà nước cho phép. Các bộ, ngành, địa phương phải tuân thủ đúng quy định này. Tuy nhiên, vẫn cònmột số cơ quan, đơn vị khi thực hiện mua sắm tài sản côngvẫn để xảy ra tình trạng vượt tiêu chuẩn định mức.
Ông Thịnh cũng cho biếtsố lượng xe mua sắm tập trung của Bộ Tài chính là 37.960 chiếc, trong đó gồmcác doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước... vàkhông bao gồmxe của lực lượng an ninh quốc phòng, công an...
Theo Bộ Tài chính, chi mua sắm tài sản nhà nước hằng năm chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách, tương đương khoảng 200.000 tỉ đồng. Với tổng số cả nước có 37.960 xe công (chưa tính tới số xe Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp nhà nước), ngân sách hằng năm phải bỏ ra gần 13.000 tỉ đồng để vận hành số xe công này, bình quân lên tới 320 triệu đồng/xe/năm. Với 37.960xe công, trị giá tài sản xe công là hơn 20.600 tỉ đồng.