Tại dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội 15, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị hàng loạt vấn đề nóng.

MTTQ Việt Nam kiến nghị Quốc hội hàng loạt vấn đề nóng

Lam Thanh | 12/05/2022, 21:09

Tại dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội 15, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị hàng loạt vấn đề nóng.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho hay cử tri và nhân dân vui mừng, đánh giá cao sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và những kết quả to lớn, toàn diện mà đất nước ta đã đạt được trên các lĩnh vực.

Về công tác phòng chống dịch COVID-19, cử tri và nhân dân đánh giá cao sự thành công có tính quyết định của chiến lược vắc xin; tinh thần tương thân, tương ái, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; sự chung sức, đồng lòng của các doanh nghiệp và nhân dân, sự "dấn thân" của lực lượng tuyến đầu; bạn bè quốc tế đã giúp đất nước ta vượt qua đại dịch COVID-19…

Cử tri và nhân dân cũng bày tỏ sự tin tưởng vào quyết tâm của Đảng và Nhà nước, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh không có vùng cấm trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đồng tình chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử công khai các vụ án tham nhũng lớn, xử lý nghiêm khắc cán bộ sai phạm, kể cả cán bộ cấp cao…

Tuy nhiên, dự thảo báo cáo cũng nêu rõ, cử tri và nhân dân còn trăn trở và lo lắng về những khó khăn, thách thức nhiều mặt do dịch COVID-19 gây ra; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm; đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm; hoạt động của thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu, thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro...

ct2.jpg
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị với Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo 5 nội dung.

Đó là tổng kết, đánh giá rút ra những bài học quý báu từ công tác phòng chống COVID-19; trên cơ sở đó rà soát quy hoạch, ưu tiên nguồn lực, đầu tư thỏa đáng cho hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở và công tác y tế dự phòng; quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về công tác chuyên môn và kỹ năng quản trị cơ sở y tế.

Đồng thời, có chính sách phù hợp cả về vật chất và tinh thần để động viên cán bộ ngành y tế yên tâm công tác, phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân; đánh giá toàn diện kết quả đạt được, hạn chế, sơ hở để bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.

Ngoài ra, tiếp tục chỉ đạo, quyết liệt công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để phòng chống vi phạm, tội phạm trong công tác đầu tư, mua sắm, thu chi ngân sách…

Đồng thời rà soát, thống kê, tổng hợp các dự án đầu tư có sử dụng đất đã quá hạn chưa thực hiện đầu tư hoặc đầu tư kéo dài, có giải pháp xử lý phù hợp, theo quy định của pháp luật; kiên quyết không để kéo dài tình trạng này, gây bất bình, bức xúc trong nhân dân; quan tâm giải quyết hiệu quả hơn nữa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc liên quan đến đất đai.

“Chỉ đạo giải quyết thấu đáo những vấn đề "tồn đọng" về đất đai do lịch sử để lại, nhất là tình trạng nhiều hộ gia đình đã nộp tiền sử dụng đất hàng chục năm nhưng chưa được giao đất, chưa được xây dựng nhà ở để ổn định cuộc sống”, kiến nghị nêu.

Song song với đó, tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội; khẩn trương triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, vì những chương trình này tác động chủ yếu vào vùng nông thôn, vùng kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, đối tượng thụ hưởng phần đông là hộ nghèo, cận nghèo.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn lịch sử ở bậc THPT là môn học tự chọn; cần đổi mới cách dạy và học như thế nào, để nâng cao chất lượng, chứ không nên để môn lịch sử là môn học tự chọn…

Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
MTTQ Việt Nam kiến nghị Quốc hội hàng loạt vấn đề nóng