PGS.TS.BS Lâm Hoài Phương - Chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình TP.HCM cho biết như thế tại hội nghị khoa học thường niên của Hội phẫu thuật tạo hình TP.HCM với chủ đề “Phẫu thuật tạo hình - Phẫu thuật thẩm mỹ - nội khoa thẩm mỹ” vào sáng 15.4.

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ sơ sinh bị dị tật môi, mũi

Hồ Quang | 15/04/2023, 14:42

PGS.TS.BS Lâm Hoài Phương - Chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình TP.HCM cho biết như thế tại hội nghị khoa học thường niên của Hội phẫu thuật tạo hình TP.HCM với chủ đề “Phẫu thuật tạo hình - Phẫu thuật thẩm mỹ - nội khoa thẩm mỹ” vào sáng 15.4.

Hội nghị được tổ chức tại Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, thu hút đông đảo bác sĩ trong lĩnh vực tạo hình, các chuyên gia đầu ngành và nhiều diễn giả quốc tế. Đây cũng là dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Phẫu thuật tạo hình TP.HCM.

moi-nam-co-khoang-2.000-tre-so-sinh-bi-di-tat-moi-mui-hinh-anh(1).png
PGS.TS.BS Lâm Hoài Phương - Chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm trong việc "tạo hình mũi cấu trúc trên người bệnh dị tật môi" - Ảnh: PV

Tại hội nghị, các bác sĩ trong lĩnh vực tạo hình đã nghe các chuyên gia quốc tế cập nhật nhiều tiến bộ trong lĩnh vực tạo hình-thẩm mỹ. Cùng với đó, các chuyên gia đầu ngành tại khu vực phía Nam cũng sẻ chia nhiều kinh nghiệm lâm sàng liên quan.

Chia sẻ kinh nghiệm về “tạo hình mũi cấu trúc trên người bệnh dị tật môi”, PGS.TS.BS Lâm Hoài Phương cho biết, với dân số Việt Nam hiện nay khoảng 100 triệu người thì mỗi năm sẽ có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị dị tật môi, mũi bẩm sinh. Các bệnh nhân trên phần lớn được gia đình điều trị từ lúc sơ sinh cho đến khi 18 tuổi nhằm tái tạo cấu trúc môi, mũi để hoàn thiện nhất có thể.

"Biến dạng mũi là một trong những điều mà chúng ta quan tâm, làm sao mang lại cấu trúc mũi trở về bình thường nhất có thể. Chúng ta có thể nâng mũi theo kiểu này, kiểu kia, nhưng cấu trúc mũi không hoàn thiện thì vẫn có khuynh hướng bất thường", bà Phương chia sẻ.

Phân tích của bác sĩ Phương cho thấy, tạo hình mũi là một dị tật mà phẫu thuật không dễ gì mang lại như mong muốn hoàn thiện cho bệnh nhân. Tuy nhiên, càng ngày kỹ thuật, kỹ năng cũng như vật liệu càng hiện đại, các bác sĩ có thể tái tạo lại mũi.

“Có nhiều phương pháp giúp bác sĩ cân nhắc, lựa chọn để tái tạo cấu trúc mũi trên. Vì vậy, bác sĩ phải tổng hòa mong muốn của bệnh nhân, mong muốn của bác sĩ, khả năng chi trả của bệnh nhân... để quyết định phương pháp tối ưu nhất”, bác sĩ Phương nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Phương tái tạo cấu trúc giải phẫu bất thường ở người bệnh hở môi vòm là thủ thuật đầy thách thức, ngay cả với bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm nhất. Tạo hình toàn bộ mũi là “ca đặc biệt” vì toàn bộ mô xung quanh mũi đã được mổ trước đó, gây sẹo xung quanh mũi, cần phải được thiết kế vạt và dùng nhiều vật liệu thay thế (sụn sườn, sụn tai, vật liệu sinh học...).

“Điều quan trọng là chỉ định kỹ thuật thiết kế vạt đúng cho từng trường hợp biến dạng”, bác sĩ Phương nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ sơ sinh bị dị tật môi, mũi