ĐBSCL hiện là nơi sản xuất 50% sản lượng lúa gạo cả nước, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây và 65% sản lượng thủy hải sản cả nước. Có được tất cả những điều đó, nhưng khi nhắc đến vùng đất này người ta vẫn nhắc về “nghèo, khổ, lạc hậu và giải cứu”.

Mekong Connect 2019: Bàn cách đưa ĐBSCL khỏi ‘nghèo, khổ, lạc hậu và giải cứu’

30/10/2019, 15:00

ĐBSCL hiện là nơi sản xuất 50% sản lượng lúa gạo cả nước, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây và 65% sản lượng thủy hải sản cả nước. Có được tất cả những điều đó, nhưng khi nhắc đến vùng đất này người ta vẫn nhắc về “nghèo, khổ, lạc hậu và giải cứu”.

Quang cảnh buổi họp báo chuẩn bị cho Diễn đàn Mekong Connect 2019 sẽ diễn ra vào ngày 7.11 tới đây - Ảnh: Thanh Nguyên

Đó là những vấn đề sẽ được bàn luận, gợi mở hướng giải quyết trong Diễn đàn Mekong Connect 2019 sẽ diễn ra sắp tới đây với chủ đề “Liên kết chuỗi giá trị đồng bằng, tăng cường hội nhập thị trường”.

Diễn đàn Mekong Connect 2019 do hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp với 4 địa phương ABCD Mekong (gồm An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp) phối hợp tổ chức vào ngày 7.11 tới đây tại TP.Cần Thơ.

Thông cáo báo chí của cuộc họp báo “Diễn đàn Mekong Connect 2019", được tổ chức ở TP.Cần Thơ vào sáng 30.10, cho thấy ĐBSCL hiện là nơi sản xuất 50% sản lượng lúa gạo cả nước, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây và 65% sản lượng thủy hải sản cả nước.

Qua những con số nêu trên có thể thấy ĐBSCL là vùng trọng điểm về nghề nông của cả nước. Nhưng, khi nói đến nông nghiệp là “nghèo”; nói đến nông dân là “khổ”; nói đến nông thôn là “lạc hậu” và nói đến nông sản là “giải cứu”.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, đặt vấn đề: “Vậy nông nghiệp và cách làm nông nghiệp của đồng bằng có gì khác so với các nước? Có khi nào tại chúng ta chưa đi đúng đường, làm chưa đúng như nhiều quốc gia đang phát triển rất tốt về nông nghiệp hiện nay?”

Xuất phát từ những tồn tại của ngành nông nghiệp ĐBSCL, theo bà Hạnh, diễn đàn lần này có cách nhìn, cách tiếp cận theo định hướng thay đổi nền nông nghiệp từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế” theo tinh thần nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu và xu thế thị trường.

Bà Hạnh cho biết thêm, với chủ đề “Liên kết chuỗi giá trị Đồng bằng, tăng cường hội nhập thị trường”, diễn đàn năm nay sẽ tập trung giải quyết cách tiếp cận như đã nêu ở trên. Trong đó, 4 phần nội dung sẽ được tập trung làm rõ, bao gồm nâng giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản đồng bằng; bắt mạch xu hướng thị trường, định hướng cho nông sản đồng bằng; ứng dụng công nghệ để kết nối chuỗi giá trị; liên kết khởi nghiệp và phát triển trên nền tài nguyên bản địa.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, mục tiêu của diễn đàn là giải quyết được câu chuyện còn đang tồn tại trong nông nghiệp của ĐBSCL, qua đó, góp phần vào nâng cao vị thế của đồng bằng, đặc biệt là nâng cao thu nhập của người nông dân.

“Chúng tôi cũng kỳ vọng 4 tỉnh dẫn đầu (ABCD Mekong) làm được gì đó để tạo sức lan tỏa cho khu vực để đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của cả nước”, ông Nghĩa nhấn mạnh. Và ông cho rằng ngoài thực hiện các chuyên đề, thì mỗi địa phương sẽ có những mô hình đặc thù được giới thiệu để các địa phương khác hoặc các ngành học tập thực hiện. “Đồng Tháp sẽ tham gia với các mô hình, gồm hội quán nông dân; mô hình câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu; mô hình cây xoài nhà tôi”, ông cho biết.

Ban tổ chức diễn đàn cho biết, sự kiện lần này thu hút sự tham gia của khoảng 700 khách. Trong đó, có 45 đoàn thuộc lãnh đạo các tổ chức trong và ngoài nước tham dự; 40 doanh nghiệp tham gia khu triển lãm; nhiều cơ quan báo đài quốc tế và trong nước; 15 lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương Mekong và đối tác; 30 diễn giả uy tín quốc tế và Việt Nam.

Thanh Nguyên

Bài liên quan
Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL: Triển vọng và thách thức
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
2 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mekong Connect 2019: Bàn cách đưa ĐBSCL khỏi ‘nghèo, khổ, lạc hậu và giải cứu’