Hệ thống chấm điểm công dân mà Trung Quốc dùng để chấm điểm hành vi của công dân và doanh nghiệp nước này có thể gây phiền toái cho nhiều công ty nước ngoài.

Mã uy tín xã hội của Trung Quốc gây phiền toái cho doanh nghiệp nước ngoài

Cẩm Bình | 29/06/2018, 17:43

Hệ thống chấm điểm công dân mà Trung Quốc dùng để chấm điểm hành vi của công dân và doanh nghiệp nước này có thể gây phiền toái cho nhiều công ty nước ngoài.

Đây là kết luận của nghiên cứu được thực hiện bởi học giả Samantha Hoffman đến từ Trung tâm Chính sách mạng quốc tế, trực thuộc Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Úc (ASPI).

Trung Quốc sử dụng công nghệ tiên tiến để giám sát, “cho điểm” công dân dựa trên ứng xử trong cuộc sống của họ. Những trường hợp điểm thấp vì vi phạm quy định pháp luật sẽ phải đối mặt với nhiều hình phạt với mức độ khác nhau, như không thể đi lại bằng tàu hỏa hay máy bay.

Ngược lại, công dân đạt điểm số cao sẽ được hưởng một số ưu đãi (được đặt khách sạn tốt hơn, giảm thời gian chờ đến lượt khám bệnh). Giới chức Bắc Kinh dự kiến áp dụng hệ thống này cho toàn bộ 1,35 tỉdân vào năm 2020.

Nhưng theo học giả Hoffman, đối tượng bị tác động không chỉ có công dân Trung Quốc. Trên thực tế, việc áp dụng hệ thống uy tín xã hội còn buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải thay đổi cho phù hợp, và nó “có nguy cơ can thiệp trực tiếp vào chủ quyền các nước khác”, bà Hoffman đánh giá.

Học giả Hoffman lấy chuyện Trung Quốc đề nghị 36 hãng hàng không nước ngoài xóa những thông tin trên trang web hay những nền tảng khác của hãng có ý chỉ Đài Loan, Hồng Kông, Macau là các vùng lãnh thổ độc lập với Đại lục làm ví dụ. Bà cho biết: “Chuyện này được ghi vào hướng dẫn thi hành chính sách thiết lập hệ thống đánh giá uy tín xã hội. Trong trường hợp này, uy tín xã hội được dùng đến để buộc hãng hàng không nước ngoài chấp nhận những gì Bắc Kinh đưa ra”.

Ngoài ra, kể từ ngày 1.1.2018, tất cả mọi công ty có giấy phép kinh doanh Trung Quốc cấp (điều kiện cần thiết để làm ăn tại nước này) đều được yêu cầu phải có “mã uy tín xã hội” 18 chữ số. Chính quyền Bắc Kinh thông qua mã này để theo dõi và báo cáo vi phạm của doanh nghiệp về hệ thống quản lý quốc gia. Tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, nghiệp đoàn cùng đoàn thể xã hội sau ngày 30.6 cũng sẽ phải có mã uy tín xã hội.

“Các công ty không có lựa chọn nào khác ngoài tuân thủ, nếu muốn tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc”, học giả Hoffman cho hay.

Cho đến nay, hình thức xử lý với doanh nghiệp vi phạm chủ yếu là phạt tiền, tiêu biểu là vụ hãng bán lẻ Muji (Nhật) phải nộp phạt 200.000 nhân dân tệ vì ghi Đài Loan là “nước xuất xứ” trên bao bì một số sản phẩm. Hiện chưa rõ các công ty nước ngoài có được phép xem hồ sơ uy tín xã hội của mình hay không.

Cẩm Bình (theo The Guardian)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mã uy tín xã hội của Trung Quốc gây phiền toái cho doanh nghiệp nước ngoài