Đài Loan là điểm đến hàng đầu của nhiều nghị sĩ Mỹ trong tháng 8, bất chấp Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ bằng cách tổ chức tập trận.

Lý do các nghị sĩ Mỹ liên tục sang thăm Đài Loan

Cẩm Bình | 17/08/2022, 09:07

Đài Loan là điểm đến hàng đầu của nhiều nghị sĩ Mỹ trong tháng 8, bất chấp Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ bằng cách tổ chức tập trận.

Đầu tháng 8 phái đoàn do Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi dẫn đầu có mặt tại đảo tự trị, thổi bùng căng thẳng tại eo biển Đài Loan. Tuần qua thượng nghị sĩ Ed Markey lại dẫn một phái đoàn thứ 2 đến.

Trung Quốc xem Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời, nên xem bất cứ chuyến thăm nào của chính trị gia Mỹ được coi là động thái công nhận chủ quyền của đảo tự trị.

Vì sao nhiều nghị sĩ sang thăm Đài Loan vào tháng này?

Một phần để thể hiện họ có thể và sẵn lòng làm vậy. Chủ tịch Pelosi tuyên bố chuyến thăm của bà thuộc nghĩa vụ ủng hộ các phong trào dân chủ trên thế giới của giới lãnh đạo Mỹ. Chuyến thăm cũng gửi đi thông điệp giới nghị sĩ Mỹ sẽ duy trì quan hệ giữa nước này với Đài Loan bất chấp đe dọa từ Trung Quốc.

Sau năm 1979, Mỹ thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc nhưng không từ bỏ Đài Loan mà vẫn duy trì hợp tác ngoại giao, thương mại, quốc phòng phi chính thức với đảo tự trị. Ông Markey nằm trong số nghị sĩ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan 1979 tiếp tục duy trì quan hệ.

Gặp nhà lãnh đạo Thái Anh Văn hôm 14.8, thượng nghị sĩ Markey cam kết ủng hộ hòa bình và ổn định ở Đài Loan trước áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc. Nhưng ông cũng cho biết Mỹ mong muốn tránh xung đột không cần thiết ở khu vực, ca ngợi Đài Loan kiềm chế khi căng thẳng gia tăng sau chuyến thăm của Chủ tịch Pelosi.

vi1000.jpeg
Đoàn nghị sĩ Mỹ sang Đài Loan cuối tuần trước - Ảnh: AP

Trung Quốc phản ứng ra sao?

Với chuyến thăm của Chủ tịch Pelosi, Trung Quốc áp đặt trừng phạt thương mại với Đài Loan, cắt đứt hợp tác với Mỹ ở một số lĩnh vực quân sự cùng dân sự, trừng phạt Chủ tịch Pelosi cùng gia đình (Bắc Kinh không nêu rõ nội dung chi tiết) đồng thời tổ chức tập trận quy mô lớn ở 6 vùng biển quanh đảo tự trị. Hàng chục tên lửa đạn đạo bắn về phía Đài Loan, máy bay cùng tàu chiến vượt qua đường phân định eo biển.

Phản ứng với chuyến thăm của thượng nghị sĩ Markey nhẹ nhàng hơn, Trung Quốc chỉ tuyên bố tổ chức cuộc tập trận mới mà không công bố thời gian lẫn địa điểm cụ thể.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 15.8 lên tiếng chỉ trích: “Vài chính trị gia Mỹ thông đồng với lực lượng ly khai đòi độc lập tại Đài Loan đang cố gắng thách thức nguyên tắc “một Trung Quốc” vốn nằm ngoài quyền quản lý của họ. Nỗ lực này sẽ thất bại”.

Tổng thống Mỹ phản ứng ra sao?

Tổng thống Joe Biden nhận xét Trung Quốc phản ứng thái quá với chuyến thăm của Chủ tịch Pelosi. Ông khẳng định Mỹ duy trì chính sách “một Trung Quốc” bấy lâu nay - không công nhận Đài Loan độc lập nhưng cũng không ủng hộ Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng.

Chuyến thăm của thượng nghị sĩ Markey thu hút ít sự chú ý hơn. Nhà Trắng không đưa ra bình luận gì, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã phải trả lời câu hỏi từ báo giới vào ngày 15.8: “Phản ứng với một chuyến thăm ôn hòa của thành viên Quốc hội Mỹ, phản ứng bằng lời lẽ cứng rắn, diễn tập quân sự cùng hoạt động khiêu khích khác là hoàn toàn không cần thiết và thái quá”

Tuần trước, ông Kurt Campbell - Điều phối viên phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tuyên bố Washington sẽ tìm cách tăng cường quan hệ với Đài Loan.

Nghị sĩ Mỹ thăm Đài Loan có phải chuyện bất thường?

Đây không phải chuyện bất thường. Phát ngôn viên Price cho biết chỉ trong năm nay đã có 10 chuyến thăm như vậy. Hầu hết đều không thu hút chú ý lớn ngoại trừ chuyến thăm của Chủ tịch Pelosi.

Với lập luận nghị sĩ Mỹ sang thăm Đài Loan là chuyện bình thường chẳng có gì đáng chú ý, Washington cáo buộc Bắc Kinh khuấy động căng thẳng bằng lời lẽ cay độc.

Một số quan chức nhận ra Trung Quốc phản ứng với chuyến thăm của thượng nghị sĩ Markey nhẹ nhàng hơn,  dấu hiệu cho thấy quốc gia châu Á này hạ mức độ phản đối xuống như thường lệ, nhưng tập trận quanh Đài Loan vẫn là vấn đề đáng lo ngại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do các nghị sĩ Mỹ liên tục sang thăm Đài Loan