Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định việc sửa đổi SGK hay thực hiện giáo dục phổ thông mới đều lấy ý kiến thầy cô giáo làm then chốt.

Lấy ý kiến thầy cô giáo làm then chốt khi sửa đổi SGK hay đổi mới GDPT

Dạ Thảo | 28/11/2020, 21:58

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định việc sửa đổi SGK hay thực hiện giáo dục phổ thông mới đều lấy ý kiến thầy cô giáo làm then chốt.

Để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết giáo viên phải đổi mới tư duy, nhân thức và phương pháp giáo dục.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì giáo viên là vị trí then chốt

Trong hội thảo khoa học "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới" được tổ chức từ ngày 28-29.11 tại Đắk Lắk, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh rằng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các giáo viên phải biết dạy tích hợp để nâng cao vai trò của mình trong giáo dục.

images2967575_z2200871337461_baa8eb611a5359e1b59f01d738674b50.jpg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Tại buổi hội thảo, rất nhiều ý kiến được đưa ra, trong đó vấn đề lý luận liên quan đến đổi mới giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông mới, phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục... Trước yêu cầu của việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; kinh nghiệm của các địa phương trong việc phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý... đã được các cán bộ giáo dục đề cập. Đặc biệt các cán bộ cũng đã đề cập đến những hạn chế của ngành giáo dục như bất cập về cơ chế, chính sách đối với nhà giáo; về tư duy ngại đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; sự thiếu đồng bộ của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…

Lắng nghe các ý kiến từ các giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết trong suốt một năm qua, ngành giáo dục đã có những thắng lợi nhất định, nhất là trong tình hình dịch COVID-19. Các giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông đã có sự tích cực, chủ động. Để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, trước hết phải đổi mới tư duy, nhận thức và phương pháp trong quản lý, dạy học, giáo dục cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vì đây là nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục và đào tạo. "Trong quá trình thực hiện đổi mới, chắc chắn sẽ có những khó khăn, vì thế rất cần sự quyết tâm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục - những người trực tiếp thực hiện. Đây là nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục”, Bộ trưởng nhận định.

Về những băn khoăn trong việc triển khai dạy tích hợp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng vấn đề này sẽ được thực hiện theo lộ trình từ đơn môn đến liên môn rồi với tiến tới tích hợp, quá trình đó Bộ sẽ chỉ đạo các trường Sư phạm thay đổi hình thức đào tạo đồng thời mở thêm các lớp đào tạo, tập huấn để các thầy cô nâng cao năng lực chuyên môn.

images2967578_z2200860671964_08b2ba31b8d56991f35be322145cf351.jpg
Lãnh đạo Sở GD-ĐT các tỉnh đóng góp ý kiến

“Hiện nay một số thầy cô đang cảm thấy băn khoăn lấy đâu ra thầy cô mà dạy tích hợp, nhưng mà thực tế không phải như thế đầu tiên là ta dạy liên môn đã, thế thì chọn thầy cô nào có điều kiện nhất chuyên sâu chuyên đề ấy. Dần dần bắt đầu tiến đến có lộ trình, trường sư phạm thì chúng tôi đã chuẩn bị 50 môn học có mã ngành và muốn ra được thì cũng phải nhanh dạy chuyển đổi cũng phải 3 năm. Chúng ta phải kế thừa dần dần tiến tới dạy tích hợp theo đúng nghĩa của nó, phải có quá trình bắt đầu đi từ đơn môn, liên môn rồi đến tích hợp. Chúng ta mà không quyết tâm từ bây giờ thì không bao giờ có giáo viên dạy tích hợp, mà tích hợp là xu hướng quốc tế", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Sách giáo khoa sẽ được điều chỉnh, hiệu đính hàng năm theo góp ý của thầy cô giáo

Khi được hỏi đến bộ SGK "Cánh diều" đang được quan tâm và nhận nhiều sự phản đối của dư luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết khởi đầu năm học khoảng 3 tháng về cơ bản là tốt nhưng có một số không thuận lợi dẫn tới đâu đó hình ảnh của ngành bị ảnh hưởng. Việc thực hiện sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện khó tránh khỏi thiếu sót nhưng phải vững vàng, có niềm tin.

“Lần đầu tiên không tránh khỏi cái này cái khác, từ điển còn hiệu đính huống hồ SGK. Trong Thông tư 33 của Bộ có điều khoản sách giáo khoa được chỉnh sửa, bổ sung hàng năm, chúng ta không nên "đẽo cày giữa đường", tránh cực đoan, nhưng góp ý thì sẽ lắng nghe và sửa đổi chứ không phải xóa bỏ”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, công tác chuẩn bị biên soạn SGK sẽ trải qua nhiều vòng. Bộ GD-ĐT đã có văn bản, mỗi sở chọn 10 thầy cô có kinh nghiệm, nhiệt huyết góp ý nội dung vì không ai góp ý sát, chặt chẽ bằng các thầy cô. Sau khi hoàn chỉnh nội dung, sẽ gửi cho tất cả các thầy cô xem, tiếp tục góp trước khi in thành sách.

"Trước đây, SGK in xong, giáo viên mới được xem, nay trước khi in giáo viên được tiếp cận rất kỹ, sau đó góp ý, xuất hiện gì sẽ chỉnh sửa, đính chính, chứ ngồi cầu toàn không bao giờ là đủ được. Qua các vòng, qua ý kiến SGK sẽ tốt lên. Đây là nhiệm vụ, quyền lợi của giáo viên, không ai làm thay được", Bộ trưởng cho hay.

Tại hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Cường nhấn mạnh: Đắk Lắk rất vui mừng được đăng cai hội thảo quan trọng này, đồng thời đánh giá cao về các nội dung trình bày tại hội thảo. Với mục đích là trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý giáo dục, công tác dạy học trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, đại diện các Sở GD-ĐT, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm hay và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây là một hoạt động khoa học hết sức ý nghĩa và thiết thực và là dịp để các cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo tỉnh Đắk Lắk giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp các tỉnh bạn và qua đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của tỉnh nhà.

Bài liên quan
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải trình cụ thể về chính sách đột phá tiền lương giáo viên
Sáng 20.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) có giải trình cụ thể về ý kiến đại biểu nêu ra liên quan chính sách đột phá về tiền lương, phụ cấp của nhà giáo tại dự luật.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lấy ý kiến thầy cô giáo làm then chốt khi sửa đổi SGK hay đổi mới GDPT