Chiều 14.8, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM (NN-PTNT) cùng Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã ký kết hợp tác xây dựng sàn giao dịch thịt heo TP.HCM.

Lập sàn giao dịch thịt heo tại TP.HCM

Tú Viên | 14/08/2023, 23:13

Chiều 14.8, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM (NN-PTNT) cùng Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã ký kết hợp tác xây dựng sàn giao dịch thịt heo TP.HCM.

Việc này nhằm xây dựng môi trường kinh doanh, giao dịch heo hơi theo phương thức hiện đại, thông minh, bảo đảm công bằng và minh bạch. Đồng thời, giảm chi phí trung gian, góp phần ổn định nguồn cung ứng thịt lợn với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng, hướng tới mục tiêu xuất khẩu, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả chương trình bình ổn thị trường.

Đặc biệt, sàn giao dịch sẽ mang lại lợi ích lớn hơn, giúp cho người chăn nuôi tham gia trực tiếp, sâu hơn vào chuỗi cung ứng thịt heo; thương nhân có thêm phương thức mua bán thuận lợi; khách hàng có thêm sản phẩm chất lượng để chọn lựa.

ky-ket-san-thi-heo-tphcm-3.jpeg
Sàn giao dịch thịt heo TP.HCM hướng đến hài hòa lợi ích của các bên: Người nuôi - thương nhân - người tiêu dùng

Bên cạnh lễ ký thỏa thuận xây dựng chương trình sàn giao dịch thịt heo, trong chiều ngày 14.8, Sở Công Thương TP.HCM cũng tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chương trình “1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP”; Thương hiệu nông sản Cần Giờ với Sở NN-PTNT TP.HCM.

Theo ông Nguyễn Hữu Hoài Phú – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, mục đích chương trình hướng tới không chỉ bán được các sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng mà còn gắn với câu chuyện trong đó để phát triển du lịch.

Thực tế, có những sản phẩm địa phương như cà pháo, rau má nhưng xuất khẩu sang được gần 20 nước trên thế giới. Hiện, TP.HCM có 66 sản phẩm OCOP là ở mức thấp, chưa đạt mức trung bình của các tỉnh bình quân cả nước. UBND TP.HCM đã điều chỉnh và dự kiến từ nay đến cuối năm, TP sẽ có thêm khoảng 100 sản phẩm OCOP sau khi tính cả những sản phẩm OCOP của các tỉnh sản xuất tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho hay, thời gian qua, mặc dù các đơn vị liên quan tập trung đầu tư để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm OCOP tốt nhất nhưng đầu ra cho sản phẩm OCOP chưa hiệu quả vì sự phối hợp giữa các đơn vị chưa chặt chẽ. Đặc biệt, kênh trực tuyến, các sàn thương mại điện tử chưa kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP bài bản; đa số là hoạt động kết nối tự phát giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất với sàn thương mại điện tử.

Qua ký kết này, các sở, ngành cam kết phối hợp, hỗ trợ đẩy mạnh hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP; đặc biệt sàn thương mại điện tử xây dựng chương trình phù hợp, hỗ trợ trực tiếp cho nhà sản xuất ưu tiên các sản phẩm OCOP tiếp cận lượng khách hàng sẵn có của sàn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lập sàn giao dịch thịt heo tại TP.HCM