Trưa 20.11, ông Tập Cận Bình trở thành vị Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên có chuyến thăm cấp nhà nước tới Philippines từ 13 năm qua, và dự kiến lãnh đạo hai nước sẽ ký một số thỏa thuận liên quan khả năng cùng khai thác dầu khí trên vùng Biển Đông tranh chấp.

Lãnh đạo Trung Quốc thăm Philippines: 5 vấn đề nổi bật trong quan hệ hai nước

Trần Trí | 20/11/2018, 16:46

Trưa 20.11, ông Tập Cận Bình trở thành vị Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên có chuyến thăm cấp nhà nước tới Philippines từ 13 năm qua, và dự kiến lãnh đạo hai nước sẽ ký một số thỏa thuận liên quan khả năng cùng khai thác dầu khí trên vùng Biển Đông tranh chấp.

Theo hãng tin AP, các quan chức cấp cao và sĩ quan quân đội Philippines đứng đón ông Tập dưới chân cầu thang máy bay. Vị thượng khách bước tự tin trên thảm đỏ.

Trường học cho phép học sinh nghỉ học, và hàng ngàn cảnh sát được triển khai để bảo đảm an ninh cho chuyến thăm của ông Tập, nhà lãnh đạo mà Tổng thống Rodrigo Duterte đã gọi là “vị Chủ tịch vĩ đại”.Trong khi, khoảng chục người phản đối tụ tập trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại thủ đô Manila, trương cao các biểu ngữ “Philippines không phải để bán” và “Buông tay khỏi đất và biển của chúng ta”.

Sau khi đặt vòng hoa trước tượng đài anh hùng quốc gia Jose Rizal của Philippines tại một công viên ởthủ đô Manila được cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt, ông Tập và đoàn tháp tùng sẽ gặp Tổng thống Duterte cùngcác quan chức cấp cao Philippines ở Dinh Malacanang vào tối 20.11.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 20.11, ông Tập cũng sẽ là thượng khách của một bữa tiệc cấp nhà nước, và một số thỏa thuận sẽ được ký. Tờ báo Hồng Kông nêu có 5 điều đángchú ý sau:

1-Thỏa thuận cùng khai thác dầu khí ở Biển Đông:Hồi đầu năm 2018, Philippines đã xác định hai khu vực tìm kiếm dầu khí. Và trong các tháng sau, hai bên lập một ủy ban xem xét khả năng khai thác ở những khu vực mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền.

Nhưng theo AP dẫn lời hai quan chức Philippines (đề nghị được giấu tên vì không được phép nói công khai về những vấn đề nhạy cảm)đã cho biếtManila sẽ không lập tức đồng ý đề xuất cùng khai thác dầu khí trên Biển Đông của Trung Quốc.Nhưng có thể hai bên sẽ ký một thỏa thuận “khai thác khả năng hợp tác hàng hải”, và lập một ủy ban cùng một tổ đặc nhiệm để thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán, nhằm có thể đạt đến một quyết định về khả năng cùng tìm kiếm nguồn khí đốt dưới biển.

Hai nhân vật này cũng cho biết các quan chức quốc phòng Philippines đã bác một đề xuất của Trung Quốc vốn còn muốn lập “Cơ chế liên lạc hàng hải - hàng không”, một thỏa thuận để quân đội hai nước hợp tác điều phối hoạt động không - hải quân, nhằm phòng tránh các “sự cố” trên vùng biển tranh chấp.

Một số chuyên gia quan ngại kế hoạch khai thác chung này sẽ dễ dàng bị Bắc Kinh lợi dụng cho tham vọng bành trướng ở Biển Đông và khiến tình hình an ninh khu vực thêm phức tạp.

Theo SCMP, còn có những rào cản phải vượt qua làhiến pháp Philippines cấm các công ty nước ngoài tìm kiếm nguồn tài nguyên trong lãnh hải nước này. Một số người dân yêu nước Philippines đã cảnh báobất kỳ thỏa thuận nào đều có thể gây tổn thất cho Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ, vùng khai thác nguồn cá và tài nguyên) của Philippines và được quốc tế công nhận.

Một số nhóm ngư dân lo ngại thỏa thuận cùng khai thác dầu khí đã lập kế hoạch phản đối chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc, sử dụng khẩu hiệu “Trung Quốc, ra khỏi biển Philippines !”.

Người tiền nhiệm của ông Duterte, Tổng thống Benigno Aquino từng kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) và được xử thắng kiện, nhưng Bắc Kinh phớt lờ phán quyết PCA vốn không công nhận việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, xây dựng và quân sự hóa trái phép trên các đảo nhân tạo ở vùng biển này.

Chánh án Tòa án tối cao Philippines, ông Antonio Carpio là người nghiên cứu kỹ vụ tranh chấp Biển Đông, nói: “ Philippines chớ nên từ bỏ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đã được PCA công nhận”.

Theo AP, ông Duterte từ chối lập tức đòi Trung Quốc tuân thủ phán quyết, như một cách làm thân lại với Bắc Kinh, vì ông muốn thu hút nguồn đầu tư và duy trì quan hệ thương mại với Trung Quốc, muốn được Bắc Kinh cho vay tiền để thực hiện chương trình “Xây, Xây và Xây” cơ sở hạ tầng.

2- Dự án đập tưới tiêu cho toàn khu vực thủ đô: Hai quan chức Philippines cho AP biếtchính phủ Tổng thống Duterte sẽ ký một văn kiện ghi nhớ, nhằm ủng hộ chương trình Một Vành Đai Một Con Đường (BRI) do ông Tập khởi xướng, và đây là một chương trình cho vay xây cơ sở hạ tầng mà Mỹ đã cảnh báo khiến các nước nhỏ vay tiền bị ngập nợ với Bắc Kinh.

Dự kiến Trung Quốc - Philippines sẽ cùng ký một thỏa thuận cho vay tiền để xây đập Kaliwa ở tỉnh Quezon, vốn được thiết kế để xử lý nguy cơ trong tương lai sẽ thiếu nguồn nước trầm trọng ở khu vực thủ đô Manila.

Nhưng nhiều người dân Philippines phản đối dự án đập này vì e ngại môi trường sinh thái bị hủy hoại, hoặc sợ Philippines sẽ chật vật trả nợ vay và lãi cho Bắc Kinh.

3- Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Philippines: Hồi tháng 10.2017, Trung Quốc tặng một số súng, gồm 3.000 khẩu tiểu liên M4 - và 3 triệu băng đạn trị giá 22 triệu USD cho cảnh sát Philipines để chống khủng bố.

Động thái này có thể kéo Philippines xa khỏi Mỹ, một đồng minh truyền thống. Năm 2016, Mỹ đãchặn vụ bán 26.000 khẩu M4, vì lo ngại chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Duterte đã tiến hành quá tay.

4-Vấn nạn cảnh sát biển Trung Quốc hung hăng: Ngư dân Philippines đã thường xuyên phàn nàn rằng cảnh sát biển Trung Quốc xử ép họ với lý do bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc trên Biển Đông, và một ủy ban thuộc Quốc hội Mỹ cùng ông Duterte đã phản đối, rằng cảnh sát biển Trung Quốc là “công cụ bắt nạt”.

Hồi tháng 5, lực lượng trên chặn một số ngư dân Philippines đang đánh cá ở Bãi Scarborough bịTrung Quốc kiểm soát, và tàu của họ bị tịch thu. Sau khi Manila phản đối hành xử không thể chấp nhận này, đã có một thỏa thuận cho phép ngư dân Philippines được đánh cá ở đó, nhưng vẫn còn phải chờ xem hành xử trong tương lai của cảnh sát biển Trung Quốc.

5- Philippines sẽ nghiêng hẳn về Trung Quốc?

Trước chuyến thăm Manila, ông Tập đã nói: “Quan hệ của chúng ta nay đã thấy cầu vồng sau cơn mưa”, và ông nhắc lại quan hệ và giao thương giữa Trung Quốc - Philippines từng bắt đầu từ hơn 1.000 năm trước.

Theo hãng tin Mỹ, quan hệ giữa Bắc Kinh - Manila nhạt nhòa từ vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông, mãi đến khi ông Duterte trúng cử Tổng thống Philippines hồi giữa năm 2016 và ông tái lập quan hệ với Trung Quốc, đồng thời thường xuyên chỉ trích chính sách an ninh của Mỹ.

Ngoài cuộc chiến thương mại, Mỹ - Trung còn chỉ trích lẫn nhau về chuyện tranh chấp Biển Đông. Các quan chức Trung Quốc đòi Mỹ không nhảy vào cuộc tranh chấp này, nhưng Mỹ quyết duy trì sự hiện diện trên vùng biển này và liên tục tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP).

Bảo Vĩnh (theo AP, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãnh đạo Trung Quốc thăm Philippines: 5 vấn đề nổi bật trong quan hệ hai nước