Các doanh nghiệp của ngành ống thép cuộn carbon của Mỹ mới đây đã nộp đơn kiện Việt Nam bán phá giá tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC).

Lần thứ 6 trong năm, Mỹ kiện thép Việt Nam bán phá giá

Một Thế Giới | 03/11/2015, 06:17

Các doanh nghiệp của ngành ống thép cuộn carbon của Mỹ mới đây đã nộp đơn kiện Việt Nam bán phá giá tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC).

Theo Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), ngày 2.11 cho biết, mới đây các doanh nghiệp của ngành ống thép cuộn carbon của Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện chống bán phá giá tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đối với sản phẩm CWP của 5 quốc gia, bao gồm Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pakistan, Philippines và Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sản phẩm bị điều tra gồm Công ty TNHH Sujia Steel Pipe, Công ty TNHH Vietnam Pipe, Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam.
Cục quản lý cạnh tranh cho biết biên độ phá giá mà nguyên đơn cáo buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ở mức rất cao là 103.83%. Tương tự như các vụ điều tra chống bán phá giá trước đây của Hoa Kỳ, nguyên đơn sẽ yêu cầu DOC áp dụng phương pháp chống bán phá giá đối với nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam, tức là sử dụng các giá trị thay thế nước ngoài để xác định giá trị thông thường, từ đó tính toán biên độ phá giá.
Trên thực tế, năm 2011 Hoa Kỳ đã từng tiến hành đồng thời điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với cùng sản phẩm CWP nêu trên từ Việt Nam và một số quốc gia. Tuy nhiên, vụ điều tra đã được chấm dứt do DOC đã xác định biên độ trợ cấp của các doanh nghiệp Việt Nam là 0% và đồng thời ITC đã đưa ra kết luận cuối cùng là không có thiệt hại đối với ngành sản xuất CWP của Hoa Kỳ.
Như vậy, trong trường hợp được khởi xướng, đây sẽ là vụ việc điều tra chống bán phá giá thứ 2 của Hoa Kỳ đối với sản phẩm CWP của Việt Nam. Đây còn là vụ việc thứ 6 đối với sản phẩm thép nói chung của Việt Nam trong năm 2015.
Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, trong vòng 20 ngày kể từ ngày đơn kiện hợp lệ được nộp chính thức, DOC sẽ bắt đầu tiến hành khởi xướng điều tra. Trong thời gian này, các nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm CWP bị điều tra của Việt Nam cần tập hợp lực lượng, chuẩn bị các công việc cần thiết để kịp thời ứng phó với vụ kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Phan Diệu
>> Chủ nhân mới của biệt thự cổ 35 triệu đô là một nữ doanh nhân 8X? 
>> Cuộc chơi liều lĩnh của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo phi pháp
>> Cường Đôla được nhiều người ủng hộ khi có người yêu mới 
>> Đằng sau chuyện Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đến thăm nhà thờ dòng họ Phan
>> Tiểu Long Nữ có truyền nhân tại Việt Nam, mỹ nữ bán trà chanh kiếm 80 triệu/tháng
>> Á khôi xinh như hoa bị chỉ trích vì cho ôm thuê giá 5.000 đồng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần thứ 6 trong năm, Mỹ kiện thép Việt Nam bán phá giá