Dịch coronavirus khiến nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh, sản xuất giảm, tác động đến nhu cầu vay vốn ngân hàng. Vì vậy, lãi suất huy động có thể sẽ tiếp tục giảm để kích thích tăng trưởng nền kinh tế.

Lãi suất tiền gửi có thể giảm nhẹ vì coronavirus

07/02/2020, 06:21

Dịch coronavirus khiến nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh, sản xuất giảm, tác động đến nhu cầu vay vốn ngân hàng. Vì vậy, lãi suất huy động có thể sẽ tiếp tục giảm để kích thích tăng trưởng nền kinh tế.

Coronavirus tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam - Ảnh: Internet

Ngày 6.2, theo Ngân hàng Nhà nước, trong kỳ từ 30.1-31.1, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt xấp xỉ 151.958 tỉ đồng, bình quân 30.392 tỉ đồng/ngày, giảm 30.421 tỉ đồng so với tuần 13.1-17.1. Doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 65.800 tỉ đồng, bình quân 13.160 tỉ đồng/ngày, giảm 15.427 tỉ đồng so với tuần trước đó.

Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (76% tổng doanh số giao dịch) và kỳ hạn 1 tuần (10% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 72% và 20%.

Về lãi suất, đối với các giao dịch bằng VND, so với tuần trước đó, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần tăng ở hầu hết các kỳ hạn, ngoại trừ kỳ hạn 3 tuần, 1 tháng và 6 tháng. Cụ thể, lãi suất bình quân các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần tăng lần lượt là 1,92%/năm và 1,74%/năm lên mức 3,01%/năm, 3,22%/năm trong khi lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng giảm 0,02%/năm xuống mức 3,52%/năm.

Trong khi đó, đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần dao động nhẹ so với mức lãi suất tuần trước ở hầu hết các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 1,63%/năm, 1,71%/năm và 1,87%/năm.

Về lãi suất huy động, hiện tại mặt bằng lãi suất bằng VND phổ biến ở mức 0,2-0,8%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,6-7,5%/năm.

Còn mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5-6%/năm.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thanh khoản của hệ thống dự báo sẽ bớt căng thẳng khi thời điểm cao điểm về thanh toán đã qua đi. Tuy nhiên, dịch coronavirus có thể sẽ có những tác động tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

“Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp tương đối mạnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, điển hình như: tạm dừng cấp visa cho khách du lịch từ Trung Quốc, tạm dừng các lễ hội chưa tổ chức, cho phép sinh viên, học sinh nghỉ học…

Chúng tôi đánh giá những động thái trên sẽ có ảnh hưởng tiêu cực nhất định tới kinh tế Việt Nam. Nếu dịch coronavirus nằm trong tầm kiểm soát với số ca nhiễm và tử vong không lớn, BVSC dự báo GDP trong quý 1/2020 có thể sẽ tăng quanh mức 6,5%, thấp hơn 0,2-0,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh, sản xuất có thể sẽ giảm khiến nhu cầu về vốn của ngân hàng không chịu áp lực lớn. Trong kịch bản này, sau giai đoạn nửa đầu năm có lạm phát cao, lãi suất huy động có thể giảm nhẹ để kích thích tăng trưởng nền kinh tế”, BVSC nhận định.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãi suất tiền gửi có thể giảm nhẹ vì coronavirus