Ngày 6.2, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PT-NT) đã có công văn gửi Sở NN-PT-NT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm soát nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28.1 của Thủ tướng Chính phủ.

Kiểm soát chặt hoạt động nhập lậu động vật hoang dã

06/02/2020, 21:58

Ngày 6.2, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PT-NT) đã có công văn gửi Sở NN-PT-NT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm soát nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28.1 của Thủ tướng Chính phủ.

Tê tê là loại động vật hoang dã cần được bảo tồn khẩn cấp - Ảnh minh họa từ Internet

Theo nội dung công văn do TTXVN dẫn lại chiều 6.2, Tổng cục Lâm nghiệp đã đề nghị Sở NN-PT-NT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hoạt động nhập khẩu, mua, bán, tàng trữ, chế biến, kinh doanh trái pháp luật mẫu vật động vật hoang dã; tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở không để động vật hoang dã nhập lậu vào nước ta; cấm nhập khẩu mẫu vật động vật hoang dã (không bao gồm các phần của động vật đã được chế biến như thuốc, nước hoa, đồng hồ, túi xách…)

Tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật hoang dã trong nội địa; chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tạm thời dừng hoạt động xác nhận bảng kê lâm sản vận chuyển lâm sản là động vật hoang dã ra khỏi địa phương cho đến khi có thông báo mới; quản lý hoạt động gây nuôi, chế biến, kinh doanh động vật hoang dã.

Trường hợp phát hiện động vật hoang dã mắc các bệnh truyền nhiễm cần tiến hành khoanh vùng, xử lý theo quy định pháp luật về thú y... Các loài động vật sống hoang dã có thể chứa một số chủng virus, khi xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa sẽ đột biến và gây ra những bệnh dịch nguy hiểm đến tính mạng con người.

Buôn bán trái phép động vật hoang dã hiện là hình thức buôn lậu có lợi nhuận cao thứ tư trên thế giới, sau ma túy, vũ khí và buôn người. Các cá nhân đã bất chấp vi phạm pháp luật để có được động vật nguy cấp cho bộ sưu tập riêng, hoặc mua các bộ phận cơ thể để làm thuốc hoặc ăn uống. Việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp thường được liên kết với tội phạm có tổ chức.

Ngoài tê tê, các động vật nguy cấp bị buôn bán khác gồm voi, tê giác, cá chình châu Âu và cá ngựa. Các nhà bảo tồn cho rằng việc tìm cách ngăn chặn sự mất mát trên diện rộng các sinh vật này đang trở nên ngày càng tuyệt vọng.

Về phía Việt Nam, theo Tổng cục Hải quan, mặc dù liên tiếp triệt phá nhiều vụ việc nổi cộm nhưng công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã vẫn đối mặt nhiều khó khăn. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn để buôn lậu và vận chuyển trái phép động vật hoang dã ngày càng tinh vi thông qua thay đổi doanh nghiệp để nhập khẩu; thường xuyên thay đổi các địa điểm tập kết, kho bãi, hoạt động không theo quy luật và không cố định.

Công tác giám định tốn kém, đôi khi gặp khó khăn do trong một số trường hợp tang vật có số lượng ít, không đủ làm mẫu vật. Đặc biệt, quy định về thẩm quyền điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự của cơ quan hải quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu còn bị hạn chế. Trên thực tế khi phát hiện những hành vi vi phạm tội này, cơ quan hải quan phải chuyển cho cơ quan điều tra. Điều này mất nhiều thời gian về thủ tục hành chính, không bảo đảm được tính nhanh chóng kịp thời trong phát hiện, điều tra tội phạm.

A.T.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiểm soát chặt hoạt động nhập lậu động vật hoang dã