Nguyên soái La Vinh Hoàn là người duy nhất trong 10 vị nguyên soái Trung Quốc thoát khỏi vòng thanh trừng của Mao Trạch Đông và Giang Thanh trong 10 năm cách mạng văn hóa vô sản.

Kỳ 73: Nguyên soái La Vinh Hoàn và hồ sơ đặc biệt của tù chính trị 981

20/10/2014, 14:03

Nguyên soái La Vinh Hoàn là người duy nhất trong 10 vị nguyên soái Trung Quốc thoát khỏi vòng thanh trừng của Mao Trạch Đông và Giang Thanh trong 10 năm cách mạng văn hóa vô sản.

Là do La Vinh Hoàn qua đời sớm (1963) - vào trước ngày bùng nổ cách mạng văn hóa ba năm (1966).

Ông sinh 1902 - đồng hương với Mao Trạch Đông (tỉnh Hồ Nam) - nằm trong bộ chỉ huy (do nguyên soái Chu Đức làm tổng tư lệnh) của “bách đoàn đại chiến” (100 trung đoàn mở trận đánh lớn) với trên 200.000 quân, chỉ trong 45 ngày (của mùa thu 1940) đã “tác chiến 1.824 trận, giết và làm bị thương hơn 20.000 quân Nhật, phá hoại 474km đường sắt, hơn 1.500km đường bộ, hơn 260 cầu cống đường ngầm” (thương vong của “bách đoàn”: 17.000 quân). Đó là “chiến dịch tiến công có tính chiến lược, quy mô lớn nhất, thời gian dài nhất” tại vùng Hoa Bắc, làm “rung chuyển cả nước Trung Hoa” (Mao Mao - sđd Kỳ 53-54, tr. 605).

* Trước “bách đoàn đại chiến”: Phổ Nghi ở ngôi hoàng đế Mãn Châu quốc (do Nhật lập nên và bảo hộ bắt đầu từ 1933-1934) đã công bố “quốc gia tổng động viên, tất cả phục vụ cho chiến tranh xâm lược của Nhật”(1938), phổ biến “nghị định thư liên quan đến việc ngụy Mãn gia nhập hiệp định phòng chống Cộng của liên minh Đức - Nhật - Ý” (1939).

* Sau “bách đoàn đại chiến: Phổ Nghi công bố “Quốc phòng bảo an pháp và Quốc phòng tư nguyên bí mật bảo hộ pháp đem vùng Đông Bắc (của Trung Quốc) biến thành địa bàn cơ sở cho chiến tranh Thái Bình Dương” do Nhật phát động (1941) và thi hành “Quốc binh pháp cung ứng bia đỡ đạn cho chiến tranh xâm lược của Nhật, trưng binh đến 140.000 quân” (1945) - Vương Khánh Tường, sđd kỳ 71, tr. 574-577.

Những hoạt động tương tự của Phổ Nghi gây tổn thất cho cuộc kháng chiến của quân dân Trung Quốc chống xâm lược Nhật ghi lại qua hồ sơ do nguyên soái La Vinh Hoàn, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân giải phóng, ký xét năm 1954 (theo điều tra của Triệu Hoán Văn) sau hơn 3 năm giam giữ và truy cứu tội phạm (23.7.1950 - 21.3.1954) của vua Phổ Nghi “tù chính trị cá biệt mang số 981” - để trình Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai,.

Ky 73: Nguyen soai La Vinh Hoan va ho so dac biet cua tu chinh tri 981
Vua Phổ Nghi trong nhà tù với số áo 981

Theo sách báo xuất bản tại Trung Quốc và hồ sơ giải mật những năm gần đây, lúc quân Nhật bị hồng quân Liên Xô đánh tan trên đất Trung Hoa, ngày 9.8.1945 tư lệnh quân Quan Đông của Nhật là Sơn Điền Ất Tam cùng tham mưu trưởng Tần Ngạn Tam Lang đi thẳng vào cung Trường Xuân (Mãn Châu quốc) gặp Phổ Nghi hối thúc phải lập tức rời khỏi Trung Quốc, vì đại quân Liên Xô đang đến gần. Phổ Nghi sai tập trung lựa chọn châu ngọc và những vật quý nhất trong kho báu nhà Thanh do Phổ Nghi còn giữ được “chất đầy hơn 70 rương, phần lớn trong đó đều là quốc bảo” có cả long bào Thanh triều mà Phổ Nghi mặc, cùng rất nhiều sổ sách cơ mật (Vương Khánh Tường, sđd. tr. 378).

Hai ngày sau 11.8.1945 - xe quân đội Nhật đến chở số rương bảo vật và đón Phổ Nghi lên chiếc xe hơi riêng màu đỏ, cùng những người tùy tùng (lên xe tải), phóng đến ga Trường Xuân, về Cát Lâm, chạy thẳng tới hẻm núi Đại Lật Tử dừng lại.
Quan tùy cận Lý Quốc Hùng kiểm tra hành lý và số bảo vật đã phát hiện có nhiều món không cánh mà bay, đáng tiếc là chiếc mão khảm châu ngọc “do đích thân tôi (Lý Quốc Hùng) sắp vào rương, cũng chính tôi đem rương đó chất lên quân xa Nhật. Tôi rất chú ý món đồ này vì thừa biết nó quý giá. Nghe nói viên trân châu to, đường kính đến 4cm đó được phát hiện trong thời vua Càn Long. Một hôm, nửa đêm vua Càn Long đang tản bộ bỗng thấy trong hồ nước ở Hải Điện Ly Giang phát ra ánh sáng trắng liên tục hai ba ngày như vậy. Vua Càn Long cảm thấy lạ lùng nên phái người xuống hồ mò tìm. Từ chỗ phát sáng bắt gặp một con sò, tách vỏ nó ra thì tìm được viên trân châu đó. Về sau cẩn nó trên mão vua. Ở Đại Lật Tử tôi lật tìm tất cả rương hòm cũng không thấy. Tôi báo cáo việc này với Phổ Nghi nhưng ngài nào còn tâm trí đâu để quan tâm nhiều như vậy, cho nên chỉ khoát tay cho qua” (Vương Khánh Tường - sđd. tr. 390).
Hai ngày sau, Đại Lật Tử lại bị hồng quân Liên Xô uy hiếp, không còn an toàn nữa, nên phía Nhật thông báo phải cấp tốc lên tàu chuyển về Thông Hóa. Phổ Nghi với 8 người đi theo, gồm: Phổ Kiệt (em trai ruột), Nhuận Kỳ và Vạn Gia Huy (hai em rễ), Dục Nham, Dục Đường và Dục Chiêm (cháu), Hoàng Tử Chính (bác sĩ) và Lý Quốc Hùng (tùy hầu) rời tàu hỏa, lên xe hơi đến phi trường Thông Hóa, thấy ở đó: “chỉ có toàn phi cơ nhỏ, Phổ Nghi lên một chiếc có hai động cơ bay trước, bọn tôi phân ra ngồi trên hai chiếc phi cơ bưu chính - còn nhớ loại phi cơ đó, khi khởi động phải dùng dây quay bánh xe chuyển gió trên đầu máy, xem thật hoạt kê, buồn cười!”.
Bay mãi từ 8 - 9 giờ sáng đến một giờ chiều mới đến Thẩm Dương, để từ đó theo hành trình sẽ bay tiếp về căn cứ nằm trên đất Nhật - như thông báo của Bộ tư lệnh quân đội Nhật.
Nhưng quá bẽ bàng, bởi máy bay vừa chạm đất, không thấy đại diện Bộ tư lệnh Nhật ra đón, mà chỉ có “lính dù của Liên Xô từ bốn phương tám hướng ào ào đáp xuống. Khi tôi đi ra cửa khoang thì thấy phi cơ đã sớm bị quân Liên Xô vây chặt, chúng tôi liền bị áp giải vào phòng chờ. Lúc này Phổ Nghi, Phổ Kiệt.. cũng bỗng chốc sớm thành tù binh của Liên Xô”. Lý Quốc Hùng nhận định: “Phổ Nghi là lễ vật đầu hàng mà Nhật muốn đem hiến dâng cho Liên Xô” (Vương Khánh Tường - sđd. tr. 392-393).

Và Liên Xô tiếp nhận. Viên sĩ quan da trắng ra lệnh ai mang vũ khí trong người phải đưa ra nộp. Người đầu tiên rút khẩu súng lục của mình đặt lên bàn là Phổ Nghi… (còn nữa).

Giao Hưởng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 73: Nguyên soái La Vinh Hoàn và hồ sơ đặc biệt của tù chính trị 981