Gia súc có thể là một khoản đầu tư tồi nhưng lại là một công cụ tiết kiệm tốt đối với nhiều người Ấn Độ. Họ thà bỏ tiền ra nuôi bò hơn là bỏ tiền vào tài khoản ngân hàng.

Kinh tế học “đàn bò”

Một Thế Giới | 30/11/2013, 06:00

Gia súc có thể là một khoản đầu tư tồi nhưng lại là một công cụ tiết kiệm tốt đối với nhiều người Ấn Độ. Họ thà bỏ tiền ra nuôi bò hơn là bỏ tiền vào tài khoản ngân hàng.

Có khoảng 280 triệu con bò tại Ấn Độ, giúp sản xuất những thứ giá trị như sữa, bê con và phân bón. Tuy vậy, nuôi giá súc rất tốn kém. Chi phí lớn nhất là thức ăn, trung bình mỗi con bò tiêu thụ khoảng 10.000 rupees (tương đương 160 USD) thức ăn gia súc mỗi năm. Chi phí thú y cũng nhiều. Những chi phí này quá cao khiến việc sở hữu đàn bò trở thành một khoản đầu tư tồi. 

Theo một báo cáo mới của NBER (The National Bureau of Economic Research - Cục Nghiên Cứu Kinh tế Quốc gia) về đề tài quyền sở hữu trâu bò ở vùng nông thôn Bắc Ấn, lợi nhuận trung bình trên một con bò là -64%. Điều này dẫn đến một câu hỏi rằng: lợi nhuận từ gia súc quá thấp như vậy thì tại sao mà các hộ gia đình vẫn mua chúng? 

Có thể những người dân không hiểu biết về kinh tế, có thể những người theo Ấn Độ giáo muốn thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh khi sở hữu một con bò,  ũng có thể họ thích sản xuất sữa chất lượng cao ở nhà, dù chi phí cao hơn. 

Tuy nhiên, các tác giả từ NBER cho rằng phía sau việc sở hữu bò là những lý giải hợp lý về kinh tế. 
Hầu hết mọi người đều thấy việc chi tiêu dễ hơn nhiều so với tiết kiệm. Thú vui trước mắt thường dễ nắm bắt hơn hạnh phúc tương lai. Vì vậy nhiều người sau này hối hận về những quyết định chi tiêu trước đó của họ. Các nhà kinh tế học gọi vấn đề này là “cận thị”.

Theo ICRIER, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào các vấn đề chính sách kinh tế và chính trị, chỉ 7% ngôi làng ở Ấn Độ có chi nhánh ngân hàng, nghĩa là người dân đang thiếu một cơ chế tiết kiệm chính thức cho số tiền nhàn rỗi của họ. Hiện đang tồn tại một số cách tiết kiệm không chính thống như tham gia các nhóm tiết kiệm ở địa phương, hay đơn giản là giấu tiền dưới gối, thì việc sở hữu một con bò có vẻ là một lựa chọn tốt hơn đối với người dân nơi đây. 

Khi so sánh với tiền tiết kiệm trong các tài khoản ngân hàng thì gia súc là những tài sản có tính thanh khoản thấp. Lấy tiền từ một con bò hẳn nhiên khó khăn hơn lấy tiền từ tài khoản ngân hàng. Và như vậy, sự cám dỗ chi tiêu trở nên phức tạp hơn. Những con bò này sẽ “buộc” những con người này không được “cận thị”. 

Các chương trình hỗ trợ cố gắng giảm nghèo, nâng cao thu nhập bằng cách phân phối gia súc chăn nuôi dường như không hiệu quả, khi mà lợi nhuận từ việc sở hữu chúng quá thấp. 

Và nếu những con bò được dùng như một công cụ tiết kiệm thì sự áp dụng và lan rộng của dịch vụ ngân hàng di động ở những nơi như Ấn Độ nên cung cấp một lựa chọn khác tốt hơn. Dean Karlan, một trong những tác giả của báo cáo trên, quan tâm đến ý tưởng “tài khoản tiết kiệm cam kết” mà theo đó người dân chỉ có thể rút tiền khi họ đạt được một số tiền nhất định. 

Trí Dũng 
Theo The Economist - Ảnh từ Occupyforanimals
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế học “đàn bò”