Một cuộc khủng hoảng thừa của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại sẽ gần giống như việc xả một con đập thủy điện khổng lồ đã quá đầy với công suất tối đa, nó sẽ hủy diệt và cuốn phăng mọi thứ trên đường đi, sau thép thì giờ đây đến lượt thị trường bắp ngô toàn cầu.

Khủng hoảng thừa Trung Quốc: hết thép là đến ngô?

Nhàn Đàm | 02/10/2016, 05:57

Một cuộc khủng hoảng thừa của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại sẽ gần giống như việc xả một con đập thủy điện khổng lồ đã quá đầy với công suất tối đa, nó sẽ hủy diệt và cuốn phăng mọi thứ trên đường đi, sau thép thì giờ đây đến lượt thị trường bắp ngô toàn cầu.

Những dư chấn từ sự dư thừa công suất trong hàng loạt các ngành sản xuất của Trung Quốc đang lan ra khắp thế giới ở thời điểm hiện tại. Khi mà thép xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc khuynh đảo thị trường toàn cầu vẫn chưa giảm nhiệt, đến mức trở thành hẳn một chủ đề thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu vừa qua, thì một cơn bão khác đang đe dọa chuẩn bị ập đến: cuộc khủng hoảng mang tên xuất khẩu ngô của Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc đang là nước sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới, và đang sở hữu kho dự trữ loại ngũ cốc này lớn nhất toàn cầu, thì một cuộc khủng hoảng thừa của Trung Quốc đối với mặt hàng này cũng sẽ gần giống như việc xả một con đập thủy điện khổng lồ đã quá đầy với công suất tối đa, nó sẽ hủy diệt và cuốn phăng mọi thứ trên đường đi, mà ở đây là thị trường bắpngô toàn cầu.

Không gì có thể trở thành biểu tượng cho ảnh hưởng lớn lao của cuộc khủng hoảng dư thừa công suất ở Trung Quốc hiện nay hơn là những gì đã diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu vừa qua, nơi lần đầu tiên trong lịch sử, biến động của một mặt hàng (thép) lại trở thành đề tài nổi bật tại một hội nghị thượng đỉnh quan trọng như vậy. Hồ sơ Fact Sheet tại hội nghị G20 của chính phủ Mỹ cho rằng, tình trạng dư thừa công suất và sản lượng của ngành sản xuất thép (chủ yếu ở Trung Quốc) đã trở thành một vấn đề toàn cầu chứ không còn là chuyện của riêng một quốc gia nào nữa. Điều này đang cho thấy tác động và ảnh hưởng ghê gớm của việc dư thừa công suất tại các ngành sản xuất quy mô khổng lồ ở Trung Quốc hiện tại đối với thị trường thế giới, chứ không chỉ dừng lại ở riêng ngành thép mà thôi.

Có thể dễ dàng kiểm chứng điều này thông qua các số liệu thống kê về ngành sản xuất thép ở Trung Quốc vài năm trở lại đây. Theo số liệu thống kê được đưa ra bởi ông Li Xinchuang, người đứng đầu ngành sản xuất thép Trung Quốc, thì sản lượng thép sản xuất của nước này hiện nay đang dẫn đầu thế giới. Cụ thể, nó cao hơn gấp 5 lần sản lượng thép của toàn châu Âu, hơn 7 lần sản lượng của Nhật Bản và chiếm hơn một nửa tổng sản lượng thép toàn cầu. Phần lớn trong số đó phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước, chiếm khoảng 80-90% tổng sản lượng, chỉ có khoảng 10% được sử dụng cho mục đích xuất khẩu. Nhưng khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc, nhu cầu sắp thép sử dụng trong xây dựng hạ tầng giảm mạnh, thì số thép dư thừa và tìm cách giải quyết thông qua xuất khẩu tăng lên. Theo thống kê, lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2015 là 112 triệu tấn, tăng 30 triệu tấn so với con số 82 triệu tấn xuất khẩu năm 2014. Nói cách khác, Trung Quốc mới chỉ tăng xuất khẩu một con số khiêm tốn là 30 triệu tấn đã đủ để thị trường thép thế giới lao đao, đến mức trở thành đề tài nóng tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Điều tương tự cũng đang diễn ra đối với một mặt hàng khác hiện tại, là ngô. Hiện tại, Trung Quốc là nước có sản lượng ngô lớn thứ hai thế giới, đạt 220 triệu tấn/năm, và chỉ đứng sau Mỹ. Cũng giống như thép, phần lớn ngô sản xuất ra ở Trung Quốc đều được ưu tiên tiêu thụ tại thị trường trong nước trước do nhu cầu khổng lồ về sản xuất thức ăn chăn nuôi hay các loại thực phẩm. Vai trò và tầm quan trọng của ngô đối với thị trường nội địa Trung Quốc lớn đến mức, buộc chính phủ nước này phải thành lập hẳn một kho dự trữ ngô khổng lồ để đề phòng những biến động lớn đối với loại ngũ cốc này. Hiện tại, kho dự trữ ngô của Trung Quốc đã lên tới 240 triệu tấn, và nó là lý do khiến cho Trung Quốc dù là nước sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới thì vẫn đang phải nhập khẩu một lượng ngô rất lớn hàng năm. Lần cuối cùng Trung Quốc xuất khẩu ngô ra thị trường thế giới là vào thời điểm năm 2006-2007, và cũng chỉ xuất khẩu vỏn vẹn 5 triệu tấn mà thôi.

Nhưng giờ đây, khi nền kinh tế đã giảm tốc, thì ngành sản xuất ngô cũng đang phải đối mặt với bài toán tương tự như với ngành thép, đó là sự dư thừa trầm trọng. Ngoài việc nhu cầu của thị trường đối với ngô giảm xuống do kinh tế tăng trưởng chậm lại, thì hai yếu tố khác đang dẫn đến một cuộc khủng hoảng thừa đối với mặt hàng này là: kho dự trữ ngô quá lớn vượt mức cần thiết và cần xả bớt của chính phủ, và Trung Quốc được dự đoán sẽ có một vụ mùa ngô bội thu trong năm nay. Giá ngô tại Trung Quốc đã giảm hơn 20% trong vòng 1 năm qua, và vẫn đang tiếp tục giảm khá mạnh, hiện tại giá ngô ở nước này chỉ còn khoảng 1.400 nhân dân tệ/tấn (tương đương 210 USD) trong khi mức giá hồi tháng Sáu vẫn còn ở mức 1.650 nhân dân tệ/tấn. Mức giá ở Trung Quốc khi thu hoạch vụ mùa ngô sắp tới được dự báo sẽ rẻ đến mức không cần đến các biện pháp trợ giá của chính phủ thì ngô xuất khẩu của nước này vẫn đủ sức đánh bật được các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là ngô Mỹ.

Việc Trung Quốc xả kho dự trữ và đẩy mạnh xuất khẩu ngô dư thừa trong thời gian tới có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường ngô thế giới. Phát ngôn viên của đại diện Phòng thương mại Mỹ, Matt Swenson, tuyên bố: “Khủng hoảng dư thừa ngô của Trung Quốc do chính sách dự trữ vô tội vạ của nước này đã ở trong tình trạng không bền vững. Nếu Trung Quốc xuất khẩu số ngô dư thừa với quy mô lớn này ra thị trường thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá ngô toàn cầu, đặc biệt là với người nông dân Mỹ đang thu hoạch vụ mùa của họ”. Các quan chức thương mại Mỹ cũng tuyên bố sẽ theo dõi sát sao để xem chính phủ Trung Quốc có tiến hành các biện pháp trợ giá cho ngô xuất khẩu của nước này trong thời gian tới hay không.

Hiện tại, thông tin mới nhất cho thấy chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu cho phép xuất khẩu ngô trở lại, đơn hàng đầu tiên là khoảng 2 triệu tấn do hai công ty nhà nước là Cofco và Beidahuang. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xuất khẩu ngô kể từ lần gần nhất năm 2006-2007. Bắc Kinh cũng được cho là đang xem xét cung cấp khoản hoàn thuế 13% để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu ngô tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, kể cả khi có không trợ giá đi nữa, thì ngô Trung Quốc vẫn sẽ rất cạnh tranh so với ngô Mỹ, do 5 trong số 10 quốc gia nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới hiện đều đang ở khu vực châu Á, nó cho phép ngô Trung Quốc sẽ có giá rẻ hơn do chi phí vận chuyển thấp hơn. Sẽ không quá khó để dự đoán rằng, sắp có thêm một thị trường nguyên liệu khác của thế giới lâm vào cảnh dư thừa trầm trọng, sau thị trường thép.

Nhàn Đàm (theo Reuters/The Saigon Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khủng hoảng thừa Trung Quốc: hết thép là đến ngô?