Ngày 30.11.2015, Ban giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã ban hành nghị quyết đưa đồng nhân dân tệ Trung Quốc vào rổ tiền tệ quốc tế hay còn gọi là quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Ngày 1.10.2016, nghị quyết của IMF bắt đầu có hiệu lực.

Ngày 1.10.2016, nhân dân tệ vào rổ tiền tệ quốc tế

Chu Văn Việt | 01/10/2016, 13:31

Ngày 30.11.2015, Ban giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã ban hành nghị quyết đưa đồng nhân dân tệ Trung Quốc vào rổ tiền tệ quốc tế hay còn gọi là quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Ngày 1.10.2016, nghị quyết của IMF bắt đầu có hiệu lực.

Nghị quyết của IMF có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế Trung Quốc. Đây được xem là cú hích tuyệt vời đối với quá trình quốc tế hóa của đồng nhândân tệ (NDT). Nền kinh tế Trung Quốc vốn bị thiệt hại rất lớn khi khả năng quốc tế hóa đồng nội tệ bị hạn chế.

Hiện nay, đồng NDT chỉ chiếm khoảng 1% trong hệ thống thanh toán quốc tế, trong khi của đô la Mỹ, euro, bảng Anh và yen Nhật lần lượt là 41,9%, 37,4%, 11,3% và 9,4%. Mọi giao dịch của Trung Quốc với quốc tế đều phải thông qua đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác.

ĐồngNDT sẽchiếm 10,92% trong rổ tiền tệ quốc tế

Việc “có tiền nhưng không thể tiêu” cùng với việc chính phủ Trung Quốc thực hiện điều tiết tỉ giá đồng nội tệ khiến cho sức mạnh của kinh tế Trung Quốc chưa thể được thẩm định và không thể được khẳng định.

Để hỗ trợ cho chính phủ Trung Quốc và tạo điều kiện thúc đẩy quốc tế hóa đồng NDT, nghị quyết của IMF đã quy định tỉ lệ mới trong rổ tiền tệ quốc tế như sau: USD 41,73%, euro 30,98%, NDT 10,92%, yen Nhật 8,33% và bảng Anh 8,09%.

Như vậy là, giờ G - thời khắc lịch sử đối với kinh tế Trung Quốc- đã điểm. Có thể thấy việc đồng NDT “một phút lên tiên” chiếm tỉ trọng 10,92% - đứng thứ 3 trong rổ tiền tệ quốc tế- là một sự kiện cực kỳ quan trọng đối với đất nước Trung Quốc.

Đồng NDT ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và hầu như chỉ được sử dụng trong thị trường nội địa. Điều đó cho thấy quyết định công nhận đồng NDT đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của một đồng tiền tự do sử dụng, và thêm NDT vào rổ tiền tệ quốc tế có ý nghĩa lớn như thế nào.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại của thị trường tài chính và thị trường hàng hóa toàn cầu, nghị quyết của IMF khó giúp tăng tỉ trọng đồng NDT trong thanh toán quốc tế. Bởi lẽ, từ khi IMF ban hành nghị quyết thì việc sử dụng đồng NDT cho thanh toán quốc tế lại giảm hẳn đi.

Vậy ý nghĩa của nghị quyết IMF đối với quá trình quốc tế hóa đồng NDT nằm ở đâu, kinh tế Trung Quốc có lợi như thế nào từ hiệu ứng này?

Trụ sở IMF tại Washington, D.C. - Ảnh: AP

Hiểu như thế nào về “quyền rút vốn đặc biệt”?

Năm 1969, theo đề nghị của 10 nước trong Câu lạc bộ Paris là Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật, Hà Lan, Thuỵ Điển, Anh, Đức và Mỹ, IMF đã đưa ra một loại tài sản dự trữ quy ước nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ quốc gia của các thành viên khi thiếu vàng và ngoại tệ mạnh.

Loại tài sản dự trữ quy ước đó gọi là “quyền trút vốn đặc biệt” (SDR). Từ năm 1969 đến 1973,giá trị của SDR dựa vào vàng và USD. SDR được xem là nguồn lực bổ sung để có thể duy trì tỉ giá hối đoái của đồng nội tệ một quốc gia. Việc tính toán phân bổ SDR cho mỗi quốc gia phụ thuộc vào đóng góp của quốc gia đó trong IMF.

Việc đóng góp của một quốc gia được IMF xác định căn cứ tình hình kinh tế của quốc gia đó và cứ 5 năm (từ năm 1978 là 3 năm) thì IMF xét lại một lần thay đổi việc đóng góp của các quốc gia. Như vậy SDR chỉ là đơn vị quy ước, để tính toán chứ không sử dụng trong lưu thông.

Năm 1974, chế độ tỉ giá hối đoái cố định sụp đổ, vì vậy từ tháng 7.1974 đến nay, IMF xác định SDR theo điều kiện của một rổ tiền tệ bao gồm các ngoại tệ chính trong thương mại và tài chính quốc tế. Theo đó, từ năm 1974 đến 1980, rổ tiền tệ quốc tế bao gồm 16 loại tiền tệ có tỉ trọng từ 1% trong thương mại quốc tế.

Từ năm 1981 đến 1999, rổ tiền tệ quốc tế bao gồm mác Đức, france Pháp, bảng Anh, đô la Mỹ và yen Nhật. Từ năm 2000 đến 2016, rổ tiền tệ quốc tế gồm có euro, bảng Anh, đô la Mỹ và yen Nhật. Và từ 2016 trở đi, theo nghị quyết của IMF, rổ tiền tệ quốc tế sẽ bao gồm euro, bảng Anh, đô la Mỹ, NDT Trung Quốc và yen Nhật.

Ý nghĩa khi NDT vào rổ tiền tệ quốc tế

Khi đưa NDT vào rổ tiền tệ quốc tế, IMF đã trao cho Trung Quốc một công cụ có thể thẩm định và lượng hóa sức mạnh nền kinh tế vốn trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào USD, EUR, GBP và JPY. Xin đưa ra ví dụ cho thấy lợi ích của việc NDT được nằm trong rổ tiền tệ quốc tế.

Hiện nay, tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam (VND) với đồng NDT (CNY) phụ thuộc vào tỉ giá của đồng USD. Nghĩa là dựa trên tỉ giá VND/USD và CNY/USD để xác định tỉ giá CNY/VND. Điều đó có thể hiểu nôm na là đồng USD đóng vai trò trung gian quyết định tỉ giá hối đoái giữa đồng VND và CNY.

Khi đóng cửa thị trường tài chính New York ngày 27.9.2016, tỉ giá giữa USD với CNY và VND là:1 CNY = 0,1499 USD và 1 VND = 0,00004478 USD.

Vậy tỉ giá giữa đồng VND và CNY sẽ là: 1 CNY = 0,1499/0,00004478 = 3.347,477VND.

Dựa vào tỉ giá này mà hệ thống Ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc xác định tỉ giá chính thức giữa VND và CNY.

Tuy nhiên, khi NDT chính thức nằm trong rổ tiền tệ quốc tế thì tỉ giá hối đoái giữa VND và CNY có thể chuyển đối trực tiếp mà không phụ thuộc vào tỉ giá giữa USD với VND và CNY. Sau ngày 1.10.2016, tỉ giá VND/USD và CNY/USD chỉ được sử dụng cho tham khảo chứ không sử dụng làm tham chiếu, xác định tỉ giá giữa VND và CNY.

Ngày 20.9.2016, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã mở ngân hàng thanh toán bằng đồng NDT đầu tiên trên đất Mỹ - Ảnh: Reuters

Như vậy, sau nghị quyết của IMF đưa đồng NDT vào rổ tiền tệ quốc tế, trong quỹ dự trữ ngoại tệ của các quốc gia có sự hiện diện của đồng NDT. Điều này giúp cho các đối tác của Trung Quốc không phải chuyển đổi NDT sang các loại ngoại tệ mạnh khác khi tăng giảm quỹ dự trữ quốc gia. Trong điều kiện đó sẽ giảm được rủi ro và tiết kiệm được chi phí dịch vụ.

Mặt khác, gần 70 năm qua khi đồng NDT nằm ngoài rổ tiền tệ quốc tế, đồng NDT còn hạn chế trong quốc tế hóa giá trị, sức mạnh của kinh tế Trung Quốc chỉ dừng lại ở các con số thống kê. Những bất lợi ấy hoàn toàn được khắc phục khi NDT chính thức bước vào rổ tiền tệ quốc tế , vì vậy đây được xem là một sự kiện lịch sử với kinh tế Trung Quốc, với đất nước Trung Quốc.

Trung Quốc chuẩn bị thế nào để đón nhận cơ hội lịch sử?

Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chuẩn bị trước khi đồng NDT bước vào rổ tiền tệ quốc tế. Sự chuẩn bị bao gồm tử việc ban hành chính sách tài chính, thành lập các định chế tài chính đến thực hiện các liệu pháp tài chính. Việc tăng biên độ cho đồng NDT là liệu pháp quan trọng giúp NDT tiếp cận dần với thị trường tài chính toàn cầu.

Theo Financial Times, ngày 20.9 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã mở ngân hàng thanh toán bằng đồng NDT đầu tiên trên đất Mỹ, đặt tại thành phố New York, với tổng tài sản hơn 50 tỉ USD, tương đương một quý trao đổi thương mại song phương Trung-Mỹ. Động thái này nhằm tạo điều kiện quốc tế hóa nhanh chóng đồng NDT.

Trước đó, Ngân hàng Phát triển mới (NDB) do các thành viên khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ,Trung Quốc, Nam Phi) thành lập đã thông báo phát hành trái phiếu xanh bằng đồng NDT nhằm tăng nguồn ngân quỹ cho các dự án cơ sở hạng tầng và năng lượng sạch. Qua đó đưa đồng NDT đến với “những miền xa”.

Đặc biệt quan trọng là việc Chủ tịch Tập Cận Bình cho thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) – được xem là “siêu ngân hàng thế giới” do Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo với tỉ lệ cổ phần chi phối (30%). Tổng vốn góp ban đầu của AIIB là 100 tỉ USD và dự kiến trong tương lai sẽ lên đến 1.000 tỉ USD với 57 quốc gia thành viên sáng lập.

AIIB là một định chế tài khổng lồ và được xem là một công cụ tài chính hữu hiệu trong quốc tế hóa đồng NDT. AIIB đã đi vào hoạt động hồi tháng 6.2016. Trong tương lai, thông qua các dịch vụ cho vay, tài trợ vốn cho các dự án liên quan đến đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đồng NDT của Trung Quốc sẽ chiếm tỉ trọng nhất định trong dòng vốn được AIIB giải ngân.

Tâm lý “ghét” hàng hóa Trung Quốc của người tiêu dùng là điểm bất lợi lớn để quốc tế hóa đồng NDT - Ảnh: AJ Press

Hai rào cản để quốc tế hóa đồng NDT

Ý nghĩa của sự kiện đồng NDT bước vào rổ tiền tệ quốc tế chỉ được hiện thực hóa giá trị khi kích thích được việc sử dụng đồng NDT trong thanh toán quốc tế. Song với tỉ lệ chỉ có 0,5% người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn cầu thanh toán bằng NDT trong thời điểm hiện tại, đây được xem là một thách thức rất lớn với việc quốc tế hoá đồng NDTtrong thanh toán quốc tế. Sau khi nghị quyết của IMF có hiệu lực, đồng NDT chưa thể có ngay dấu hiệu khả quan trên thị trường tài chính và thị trường hàng hóa toàn cầu.

Có hai rào cản trong quốc tế hóa đồng NDT. Thứ nhất, đó là việc chính phủ Trung Quốc tham gia điều tiết trực tiếp tỉ giá hối đoái của đồng NDT trong khi các ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ quốc tế tự điều tiết theo quy luật của thị trường tự do.

Thứ hai, tâm lý “ghét” hàng hóa Trung Quốc của người tiêu dùng trên thế giới. Đây là điểm bất lợi rất lớn để quốc tế hóa đồng NDT. Hàng hóaluôn là nền tảng giá trị của tiền tệ, dịch vụ tài chính luôn gắn liền với dịch vụ thương mại. Khi “ghét” hàng hóathì sẽ không thích sử dụng tiền tệ có nền tảng giá trị là nguồn hàng hóađó.

Tóm lại, việc đồng NDT chính thức trở thành 1 trong 5 loại ngoại tệ nằm trong rổ tiền tệ quốc tế là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử với kinh tế Trung Quốc, với đất nước Trung Quốc. Do có rào cản trong quốc tế hóa đồng NDT khiến có nhiều nhận định không khả quan về vị thế của NDT trong thị trường tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự kiện này đã chính thức đưa nền kinh tế Trung Quốc vào một giai đoạn phát triển mới khi sức mạnh kinh tế Trung Quốc được thẩm định và có thể khẳng định.

Trung Quốc đang tái cơ cấu lại kinh tế với 3 mũi nhọn chiến lược là kích thích thị trường nội địa, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài và ưu tiên phát triển kinh tế dịch vụ. Vì vậy, nghị quyết của IMF đưa NDT vào rổ tiền tệ quốc tế được nhận diện như một công cụ kinh tế tài chính quan trọng hỗ trợ cho “chiến lược kinh tế thế kỷ” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ngọc Việt
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày 1.10.2016, nhân dân tệ vào rổ tiền tệ quốc tế