Lần đầu tiên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 45 tỉ USD - mức cao nhất trong lịch sử, cao hơn so với dự báo 42,2 tỉ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó.

Không nên chủ quan khi dự trữ ngoại hối lần đầu đạt mức kỷ lục

Phan Diệu | 02/11/2017, 07:00

Lần đầu tiên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 45 tỉ USD - mức cao nhất trong lịch sử, cao hơn so với dự báo 42,2 tỉ USD của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó.

Quy mô dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục

Diễn biến tỷ giá những tháng qua được cho là khá bất ngờ đối với thị trường. Từ đầu năm, tỷ giá được cơ quan điều hành, hoạch định chính sách cũng như các chuyên gia tài chính đánh giá sẽ chịu khá nhiều áp lực. Theo đó, tỷ giá có thể tăng 2-3% do cán cân thanh toán quốc tế không thuận lợi như năm 2016, nhất là USD - đồng tiền chủ chốt trong rổ tính tỷ giá của Việt Nam - mạnh lên.

Cùng với đó là sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ và lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) với số lần tăng dự báo sẽ nhiều hơn năm trước, nhiều đồng tiền lớn khác trong khu vực giảm giá mạnh, lạm phát có khả năng tăng khi giá hàng hóa thế giới phục hồi…

Đơn cử là dự báo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia:Trong năm 2017, tỷ giá sẽ chịu áp lực lớn nhất từ phía cầu ngoại tệ do sức ép nhập siêu gia tăng. Cán cân thương mại có thể thâm hụt ở mức tương đương 3,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguồn cung ngoại tệ và yếu tố quốc tế tiếp tục hỗ trợ làm giảm áp lực lên tỷ giá.

Tuy nhiêntính đến thời điểm này, theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực thì tỷ giá chỉ tăng khoảng 1%, tổng mức tăng cả năm cũng chỉ đến 1,5%. Điều này cho thấy tỷ giá của Việt Nam khá ổn định.

Đồng quan điểm về việc tỷ giá cả năm 2017 chỉ biến động1-2%, thế nhưng chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu lại khá thận trọng khi cho rằng, từ nay đến cuốinăm vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường, như việc Fed có thể tăng lãi suất hay tình hình chính trị, quân sự diễn biến rất phức tạp. Nếu có xung đột quân sự xảy ra khiếnUSD tăng giáchắc chắn sẽ tạo áp lực lớn lên điều hành tỷ giá trong nước.

Đáng chú ýmới đây, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biếtdự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 45 tỉ USD, đây là mức cao nhất trong lịch sử. Con số này cũng cao hơn so với dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đólà 42,2 tỉ USD.

Theo TS Hiếu, lượng dự trữ ngoại hối tăng mạnh sẽ giúp NHNN chủ động hơn trong việc can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết, như bán ra ngoại tệ để hạ nhiệt thị trường khi tỷ giá tăng mạnh... Tỷ giá ổn định là điều kiện rất quan trọng để giữ ổn định nền kinh tế, giúp kiểm soát lạm phát, không gây áp lực lên lãi suất ngân hàng.

Đặc biệt với kết quả này, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm nay hoàn toàn có thể đạt được. Việc có một lượng dựtrữ ngoại hối lớn sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho việc duy trì đà tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong những năm sau.

Thế nhưngTS. Hiếu cũng nói cần có cái nhìntương quan giữa con số này với kim ngạch nhập khẩu. Quy mô dự trữ ngoại hối phải tương đương với kim ngạch nhập khẩu trong 3 tháng. Đây là mức độ an toàn tối thiểu chung trên toàn thế giới đối với một nền kinh tế nhập khẩu, nếu chẳng may gặp khủng hoảng phải có đủ ngoại tệ để thanh toán cho tất cả hàng nhập khẩu ít nhất trong vòng 3 tháng.

Tỷ giá có thể diễn biến bất ngờ

Hồi đầu tháng 10 (10.10), lần đầu tiên NHNNgiảm giá mua vào USD kể từ khi áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới (từ 4.1.2016). Cột mốc này cũng đánh dấu sự khác biệt lớn của diễn biến tỷ giá năm nay so với những năm trước.

Động thái này được nối dài trong 3 ngày sau đó và lần đầu tiên thị trường chứng kiến NHNN liên tiếp hạ giá mua vào USD, cũng như sử dụng một công cụ mới để linh hoạt điều hành chính sách tỷ giá. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá đã có chuỗi ngày đi xuống, trái ngược với diễn biến các năm trước - tỷ giá thường nóng lên vào những tháng cuối năm.

Đặc biệt, NHNN còn sử dụng công cụ giao dịch kỳ hạn, khẳng định tính linh hoạt trong chính sách điều hành. Với việc cho phép sử dụng sản phẩm mua kỳ hạn giúp các ngân hàng thương mại có thêm lựa chọn bán ngoại tệ cho NHNN trong tương lai với mức giá hiện tại, mà không lo giá sẽ giảm trong tương lai.

Theo một số chuyên gia tài chính, việc này sẽ mang lợi kép cho các ngân hàng thương mại, giúp họ vừa chủ động cân đối nguồn ngoại tệ vừa có thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đang bước vào những tháng cao điểm.

Chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành nhận định, đây không phải lần đầu NHNNthông qua các công cụ chính sách tiền tệ để điều hòa lượng tiền. Tuy nhiên, cái khó ở đây là vào thời điểm cuối năm, cung tiền thường tăng cao, nếu xử lý không khéo lại tạo áp lực lên lạm phát. Do đó, đòi hỏi NHNN vừa khéo chọn công cụ vừa phải theo dõi sát diễn biến lạm phát để thực hiện tiền bơm - hút nhịp nhàng.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không nên chủ quan khi dự trữ ngoại hối lần đầu đạt mức kỷ lục