Vắc xin Quinvaxem nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng gần 10 năm qua đã chính thức “khai tử”. Một loại vắc xin khác tương đương với Quinvaxem được Bộ Y tế đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ được bắt đầu thực hiện vào tháng 4.2018 này.

‘Khai tử’ vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Hồ Quang | 27/03/2018, 14:33

Vắc xin Quinvaxem nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng gần 10 năm qua đã chính thức “khai tử”. Một loại vắc xin khác tương đương với Quinvaxem được Bộ Y tế đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ được bắt đầu thực hiện vào tháng 4.2018 này.

Theo Bộ Y tế trong năm 2018 này, Chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ xuất hiện nhiều loại xin mới. Đặc biệt là sự xuất hiện loại vắc xin 5 trong 1 thay thế cho vắc xin Quinvaxem được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam suốt 7 năm qua dành cho trẻ dưới 1 tuổi.

Vắc xin 5 trong 1 (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) được Bộ Y tế đánh giá có thành phần và hiệu quả phòng bệnh tương tự như vắc xin Quinvaxem.

“Sở dĩ phải 'khai tử'vắc xin Quinvaxem để thay thế vắc xin 5 trong 1 là do nhà sản xuất Berna Biotech đã ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem, số vắc xin Quinvaxem còn lại dự kiến sẽ sử dụng đến hết tháng 5.2018 trên quy mô toàn quốc. Theo kế hoạch loại vắc xin phối hợp 5 trong 1 này sẽ được đưa vào sử dụng trên quy mô nhỏ tại 4 tỉnh, sau đó sẽ đưa vào sử dụng rộng rãi trên quy mô toàn quốc vào cuối quý2.2018”, đại diện Bộ Y tế cho biết.

Cũng theo Bộ Y tế, ngoài sự xuất hiện loại vắc xin 5 trong 1 thay thế cho vắc xin Quinvaxem thì còn xuất hiện một loại vắc xin mới nữa trong chương trình tiêm chủng mở rộng là vắc xin sởi-rubella do Việt Nam sản xuất.

Trong giai đoạn2014-2016, Việt Nam đã sử dụng vắc xin sởi-rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng là vắc xin do Ấn Độ sản xuất.

Tuy nhiên được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin sởi – rubella. Trong tháng 3.2018 vắc xin sởi – rubella do Việt Nam sản xuất đã được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại 4 tỉnh. Kết quảcho thấy tính an toàn tương tự như vắc xin sởi – rubella do Ấn Độ sản xuất.

Chính vì vậy, từ tháng 4.2018, vắc xin sởi – rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất sẽ được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Riêng vắc xin bại liệt tiêm (IPV) bắt đầu từ tháng 8.2018 tới, Bộ Y tế sẽ đưa loại vắc xin tiêm này vào chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ từ 5 tháng tuổi. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục cho trẻ 2,3,4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 tuýp).

Bộ Y tế đề nghị các bậc cha mẹ tiếp tục đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình mở rộng, để trẻ em không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đặc biệtmới đây một nghiên cứu cho thấy miễn dịch bảo vệ phòng sởi ở phụ nữ mang thai thấp, Bộ Y tế khuyến cáo các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh sởi – rubella để chủ động phòng bệnh cho chính mình và phòng bệnh sởi, hội chứng rubella bẩm sinh với đa dị tật cho con.

Bộ Y tế cũng cho biết sẽchỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu về việc tiêm vắc xin Sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi vào cuối năm 2018 này.

Hồ Quang

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Khai tử’ vắc xin Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng