Trung Quốc cho biết việc tách rời kinh tế hoàn toàn với Mỹ là "không thực tế" vì bản chất tương ứng trong cấu trúc kinh tế của họ, mặc dù Bắc Kinh hiện ít dựa vào ngoại thương để tăng trưởng. Tuyên bố được đưa ra khi Tổng thống Trump thúc đẩy các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc

Khác ông Trump, Trung Quốc không dám tách rời kinh tế hoàn toàn với Mỹ

Nhân Hoàng | 30/10/2020, 18:20

Trung Quốc cho biết việc tách rời kinh tế hoàn toàn với Mỹ là "không thực tế" vì bản chất tương ứng trong cấu trúc kinh tế của họ, mặc dù Bắc Kinh hiện ít dựa vào ngoại thương để tăng trưởng. Tuyên bố được đưa ra khi Tổng thống Trump thúc đẩy các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc

Hôm 30.10, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giới thiệu tóm tắt với các phóng viên về các nguyên tắc chỉ đạo của kế hoạch 5 năm tiếp theo về phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Đây là kế hoạch đầu tiên trong ba kế hoạch để đạt được một nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vào năm 2035.

Han Wenxiu, một quan chức phụ trách các vấn đề tài chính và kinh tế của Chính phủ Trung Quốc cho biết: “Theo khái niệm làng toàn cầu, mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc và Mỹ được xác định bởi tính chất bổ sung của cấu trúc kinh tế của họ trong một thị trường mở. Một sự tách rời hoàn toàn không phải là một thực tế, cũng không có lợi cho một trong hai hay thế giới".

Điều này đi ngược lại việc Tổng thống Donald Trump thúc giục các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc vì những gì ông nói là các hành vi thương mại không công bằng.

Han Wenxiu cho biết khối lượng thương mại của Trung Quốc với Mỹ
trong quý 3 đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

"Trên thực tế, những người thực sự muốn tách rời chỉ đại diện cho một thiểu số nhỏ. Và những người theo đuổi hợp tác chiếm đa số", ông nói.

Theo một chiến lược dài hạn, Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách "lưu thông kép" tập trung vào nhu cầu trong nước để thúc đẩy tăng trưởng với sự trợ giúp của đầu tư nước ngoài.

Ông Han Wenxiu cho biết việc tập trung này là có thể thực hiện được vì quy mô nền kinh tế của Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng việc thực hiện là động thái chủ động chứ không bị động trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng và những bất ổn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Ủy ban trung ương, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc, cho biết tỷ trọng ngoại thương trên tổng sản phẩm quốc nội đã giảm từ 60% trong quá khứ xuống 30% hiện nay, phản ánh sự năng động của nhu cầu trong nước.

Trong thông cáo do ủy ban công bố hôm 29.10, Trung Quốc cho biết thu nhập khả dụng bình quân đầu người của nước này tăng 6,5% mỗi năm từ 2016 đến 2019 và số lượng người Trung Quốc có thu nhập trung bình đã tăng lên hơn 400 triệu người vào 2019, tăng từ hơn 100 triệu vào năm 2010.

Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa để thúc đẩy tăng trưởng bằng cách ưu tiên đổi mới trong phát triển kinh tế.

Ning Jizhe, Thứ trưởng Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cho biết Bắc Kinh sẽ khuyến khích các mô hình tiêu dùng mới dựa trên các khái niệm thân thiện với môi trường, lành mạnh và an toàn.

Ning Jizhe nói trọng tâm sẽ là mua hàng tiêu dùng như ô tô, dịch vụ giao dịch không tiếp xúc, tích hợp tiêu dùng trực tuyến và ngoại tuyến thông qua công nghệ truyền thông.

trung-quoc-khong-dam-tach-roi-kinh-te-hoan-toan-voi-my3(1).jpg
Trung Quốc gọi việc tách rời kinh tế hoàn toàn với Mỹ là 'không thực tế'

Hôm 7.9.2020, Tổng thống Trump nêu ý tưởng tách biệt (phân ly) nền kinh tế Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Ông cho rằng Mỹ sẽ không mất nhiều tiền nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không còn làm ăn với nhau nữa.

Ông chủ Nhà Trắng giải thích: "Chúng ta đã mất đi hàng tỉ USD. Nếu chúng ta không làm ăn với họ, chúng ta sẽ không mất đi hàng tỉ USD. Đó được gọi là phân ly. Chúng ta sẽ biến nước Mỹ trở thành siêu cường sản xuất chế tạo của thế giới và cuối cùng chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Dù đó là phân ly hay áp thuế quan khổng lồ như tôi đã làm, chúng ta sẽ kết thúc sự phụ thuộc vào Trung Quốc vì chúng ta không thể dựa vào Trung Quốc".

Bên cạnh đó, ông Trump đã cam kết thưởng cho các công ty Mỹ chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc, miệt thị ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ - Joe Biden bằng cách gọi đối thủ là "ngu ngốc" liên quan đến các chính sách của Trung Quốc.

Theo tờ Bloomberg, chuyên gia kinh tế Tom Orlik và Bjorn van Roye dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chỉ đạt 3,5% vào năm 2030 nếu nước này phân ly kinh tế hoàn toàn với Mỹ.

Trước đó, nhóm chuyên gia Bloomberg Economics đánh giá GDP Trung Quốc có thể đạt 4,5% vào năm 2030 nếu quan hệ Mỹ - Trung không thay đổi so với hiện tại.

Phân ly kinh tế tức dòng chảy thương mại và công nghệ song phương bị cắt đứt hoàn toàn, cũng tác động đến nền kinh tế Mỹ nhưng không nghiêm trọng như Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng nếu kịch bản này xảy ra, GDP Mỹ sẽ giảm từ mức dự đoán 1,6% hiện tại xuống 1,4%.

Bài liên quan
Kế hoạch Made in China 2025 bị Mỹ bóp nghẹt, Trung Quốc đổi chiến lược phát triển kinh tế
Các quan chức Trung Quốc tập trung tại Bắc Kinh trong tuần này để vạch ra giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo, chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử để chọn ra Tổng thống Mỹ cố chống lại sự tăng trưởng của Trung Quốc dù ông Trump hay Biden đắc cử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
2 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khác ông Trump, Trung Quốc không dám tách rời kinh tế hoàn toàn với Mỹ