Ngày 10.4, hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đã khai mạc tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng như an ninh hạt nhân và diễn biến Biển Đông.

Hội nghị Ngoại trưởng G7 nóng từ phút đầu vì Biển Đông

Hà Ngọc Bách | 10/04/2016, 19:59

Ngày 10.4, hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đã khai mạc tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng như an ninh hạt nhân và diễn biến Biển Đông.

Dự kiến, hội nghị sẽ kéo dài 2 ngày dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Fumio Kishida. Ngày 9.4, Ngoại trưởng Nhật cho biết chương trình nghị sự của hội nghị lần này sẽ tập trung vào những vấn đề cấp bách toàn cầu như an ninh hàng hải, diễn biến Biển Đông, Trung Đông, cuộc khủng hoảng người di cư, xung đột ở Ukraine và cuộc chiến chống khủng bố.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và những người đồng cấp từ Anh, Canada, Pháp , Đức, Ý và Nhật Bản vào ngày 11.4 sẽ thăm một bảo tàng bom nguyên tử và đặt hoa tại một đài kỷ niệm cho các nạn nhân bom hạt nhân, trở thành người đầu tiên ở cương vị của ông thực hiện hành động này.

Hiroshima và Nagasaki là hai thành phố duy nhất cho đến hiện nay bị tấn công bằng bom hạt nhân. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, hàng trăm ngàn người tại hai thành phố này đã thiệt mạng vì bom hạt nhân do Mỹ ném.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hy vọng hội nghị sẽ ra “Tuyên bố Hiroshima” để thúc đẩy quá trình giải giáp hạt nhân. .

An ninh hàng hải cũng được xem là vấn đề quan trọng cấp bách trong hội nghị Ngoại trưởng G7 lần này, khi mà Trung Quốc đang khiến cả thế giới lo lắng trước việc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.

Trước đó, ngày 8.4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã "kêu gọi" các ngoại trưởng G7 không nên "thổi phồng" vấn đề Biển Đông.

Theo sau đó, trên Tân Hoa Xã đã đăng một bài xã luận chỉ trích gay gắt ý định của phía Nhật khi đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị G7.

"(Ông Kishida) đã tự nhận là phối hợp để phác thảo một thông cáo chung về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, bất chấp thực tế Nhật Bản hay các thành viên G7 còn lại không phải là một bên tranh chấp", bài xã luận viết.

"Do không thoải mái với sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực gia tăng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và chính quyền của ông chưa bao giờ từ bỏ cơ hội để kiềm chế Trung Quốc", tờ Tân Hoa Xã cáo buộc.

Dự kiến, cuối ngày 11.4, ông Kishida sẽ tổ chứng một cuộc họp báo chính thức với các ngoại trưởng trong nhóm G7 và sẽ công bố một số chính sách đã được thảo luận gồm giải trừ vũ khí hạt nhân và vấn đề Biển Đông.

Thiên Hà (theo Reuters)
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội nghị Ngoại trưởng G7 nóng từ phút đầu vì Biển Đông