Thông qua việc hợp tác, hai bên sẽ triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn, nâng cao kiến thức chuyển đổi số cho nhà sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản lên nền tảng Grab.

Hỗ trợ người nông dân đưa nông sản lên nền tảng Grab

Thu Anh | 27/06/2022, 19:35

Thông qua việc hợp tác, hai bên sẽ triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn, nâng cao kiến thức chuyển đổi số cho nhà sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản lên nền tảng Grab.

Ngày 27.6, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) (ITPC-VCA) và Grab Việt Nam chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thực hiện “Chương trình đồng hành cùng hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên nền tảng số”.

Ông Vũ Quang Phong, Tổng giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết, theo Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, sản xuất nông nghiệp cần tăng cường ứng dụng công nghệ số vào tái cơ cấu, từng bước chuyển đổi sang kinh tế nông nghiệp.

Tuy nhiên, từ quan sát thực tiễn, ông Phong nhận thấy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về nhân lực và cơ sở hạ tầng vật chất, dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong năng lực chuyển đổi số giữa các nhà sản xuất nông nghiệp địa phương. Để quá trình chuyển đổi số thành công, năng lực cán bộ hợp tác xã có sự hiểu biết và ứng dụng CNTT là rất quan trọng.

“Thông qua việc hợp tác với Grab Việt Nam, chúng tôi mong muốn thúc đẩy tích cực và rộng rãi hơn những hoạt động tăng cường kiến thức kinh tế số, kết nối nhà sản xuất nông nghiệp với những lợi ích từ các nền tảng công nghệ như Grab, từ đó đổi mới phương thức giao thương, tiếp cận thị trường tiêu thụ nông sản hiệu quả”, ông Phong nói.

289113056_566681865054376_4121669588300402623_n.jpg
Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào tái cơ cấu, từng bước chuyển đổi sang kinh tế nông nghiệp

Trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ kéo dài 2 năm, ITPC-VCA và Grab Việt Nam tập trung vào ba mục tiêu chính.

Thứ nhất, khuyến khích các nhà sản xuất nông nghiệp tham gia nền tảng số. Để thực hiện mục tiêu này, ITPC-VCA và Grab Việt Nam sẽ xây dựng chính sách ưu đãi, công bố quy trình minh bạch, đồng thời kết nối, giới thiệu và khuyến khích các nhà sản xuất nông nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ hoặc tiêu thụ nông sản trên nền tảng ứng dụng Grab.

Thứ hai, nâng cao kỹ năng thực hành ứng dụng công nghệ và làm quen với mô hình kinh doanh online. Cụ thể, hai bên sẽ phối hợp tích cực triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn, đào tạo và hướng dẫn các nhà sản xuất nông nghiệp về thủ tục, quy trình đăng ký tham gia và vận hành thuận lợi trên nền tảng ứng dụng Grab.

Thứ ba, thúc đẩy chương trình hỗ trợ tiêu thụ, mở rộng đầu ra cho nông sản thông qua nền tảng ứng dụng Grab bằng việc đẩy mạnh các chính sách ưu đãi, thông tin, hướng dẫn nhà sản xuất nông nghiệp chủ động đăng ký tham gia và tiêu thụ nông sản trên nền tảng ứng dụng Grab.

Ngoài ra, các bên còn nghiên cứu nhu cầu, xây dựng dữ liệu sản phẩm nông nghiệp, từ đó hỗ trợ các nhà sản xuất nông nghiệp tham gia Chương trình cung cấp sản phẩm đầu vào có chứng nhận thực hành sản xuất tốt (VietGAP, GlobalGAP), nông nghiệp hữu cơ, có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng cho người dùng và các đối tác của Grab.

Các chương trình truyền thông, hỗ trợ, khuyến khích người dùng mua sắm, sử dụng các sản phẩm nông sản được cung cấp bởi các nhà sản xuất nông nghiệp trên nền tảng ứng dụng Grab cũng sẽ được chú trọng.

Ông Mã Tuấn Trọng, Giám đốc phụ trách mảng dịch vụ GrabFood, GrabMart và GrabKitchen tại Việt Nam mong muốn tận dụng tối đa nguồn lực về công nghệ, nền tảng và hệ sinh thái rộng khắp của Grab để kết nối nông sản, đặc sản địa phương với kênh tiêu thụ nội địa ổn định, hỗ trợ giá trị sinh kế người nông dân Việt Nam và mang đến lợi ích cho cả đối tác lẫn người dùng.

Ông Trọng nhấn mạnh: “Hợp tác cũng là một trong những nỗ lực tiếp nối sứ mệnh Grab vì cộng đồng, đồng thời hưởng ứng và góp phần hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số ngành nông nghiệp của Chính phủ”.

Thông qua việc hợp tác, hai bên sẽ triển khai các lớp tập huấn, hướng dẫn, nâng cao kiến thức chuyển đổi số cho nhà sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản lên nền tảng Grab. Qua đó, nhà sản xuất nông nghiệp sẽ được tiếp cận với tệp người dùng tiềm năng, hỗ trợ đầu ra tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản, đặc sản vùng miền và nâng cao giá trị sinh kế.

Trước đó, từ tháng 3.2022, Grab đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) tổ chức chuỗi hội thảo phổ biến kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số cho khoảng 600 hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, người nông dân sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên cả nước.

Cùng với đó, từ đầu tháng 5.2022, Grab triển khai Lễ hội trái cây mùa hè 2022 trên GrabMart nhằm mang các loại trái cây đặc sản, chính vụ chất lượng cao như sầu riêng Ri 6, vải thiều Lục Ngạn, xoài, bơ… đến với người dùng cả nước.

Bài liên quan
Đưa hoạt động của người dân lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam
Điểm cốt lõi của Việt Nam trong phát triển kinh tế số, xã hội số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hỗ trợ người nông dân đưa nông sản lên nền tảng Grab