Xu hướng mua sắm trực tuyến qua internet đang trở thành cách mua hàng phổ biến nhất của người tiêu dùng ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Chính điều này đã đẩy hàng loạt trung tâm thương mại, siêu thị đứng trước nguy cơ đóng cửa nếu không có sự thay đổi cho phù hợp.

Hàng loạt trung tâm thương mại, siêu thị đứng trước nguy cơ đóng cửa?

Một Thế Giới | 09/07/2015, 11:47

Xu hướng mua sắm trực tuyến qua internet đang trở thành cách mua hàng phổ biến nhất của người tiêu dùng ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Chính điều này đã đẩy hàng loạt trung tâm thương mại, siêu thị đứng trước nguy cơ đóng cửa nếu không có sự thay đổi cho phù hợp.

Mua sắm qua internet lên ngôi!
Theo một cuộc khảo sát về  "Xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tại Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” của Công ty CBRE,  đã có đến 76% người tham gia khảo sát ở Trung Quốc và 68% ở Ấn Độ sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến như là cách mua hàng phổ biến nhất. Đây cũng là thực tế tại các thị trường phát triển như Hàn Quốc (73%) và Đài Loan (55%).
Điều này cũng đồng nghĩa với xu hướng mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ hoặc các siêu thị, trung tâm thương mại đang ngày càng giảm sút, thay vào đó, thói quan mua sắm qua internet của người tiêu dùng đang ngày càng phổ biến hơn.
”Các thị trường mới nổi thường thiếu hụt không gian bán lẻ chất lượng, đặt biệt ở các thành phố cấp thấp, nhưng lại có lợi thế về công nghệ và hệ thống kho bãi, đồng nghĩa với việc bán lẻ trực tuyến là cách hiệu quả nhất cho các nhà cung cấp để tiếp cận được khách hàng”, ông Jonathan Hsu, Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường CBRE Châu Á – Thái Bình Dương cho biết: 
Cùng với sự tiện lợi, giá cả cũng là một trong những lý do khiến người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Đã có 63% người tham gia khảo sát cho rằng đó là yếu tố quyết định chính và đó cũng là câu trả lời của những người mua sắm tại cửa hàng.
Trong khi đó, nghiên cứu của CBRE cũng chỉ ra rằng, có 56% người tiêu dùng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sử dụng máy tính bàn hoặc máy tính xách tay (laptop) để kiểm tra giá các sản phẩm trên mạng, do đó việc minh bạch giá là điều quan trọng mà các nhà bán lẻ phải cân nhắc. 
"Chúng tôi từng kiến nghị các nhà bán lẻ xem xét lại chiến lược giá bán lẻ trong khu vực của họ, đặc biệt là tại Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi có đến 2/3 lượng người tiêu dùng lựa chọn giá thành thấp và ưu đãi tốt hơn là lý do chính ẩn sau quyết định mua sắm trên mạng của họ", Ông Joel Stephen, Giám đốc, Trưởng Bộ phận Bán lẻ CBRE Châu Á phát biểu.
Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, những thương hiệu nước ngoài, đặc biệt là thương hiệu cao cấp, thường có giá cao hơn các thương hiệu khác trong khu vực do phải chịu thêm các khoản phí nhập khẩu, tỷ giá trao đổi và chi phí mô hình nhượng quyền thương hiệu. Điều này có thể thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa các kênh mua sắm thay thế như thị trường trực tuyến nước ngoài để có được giá tốt hơn.
Khả năng so sánh các sản phẩm mà không cần phải đi đến các cửa hàng hiện hữu là một nhân tố quan trọng khác thúc đẩy người tiêu dùng trong khu vực khi mua sắm trên mạng. Xu hướng này ngày càng thể hiện rõ hơn tại các thị trường mới nổi với những trung tâm mua sắm hoặc thương hiệu cao cấp thường nằm cách xa nhau như Việt Nam (64%), Trung Quốc (61%) và Ấn Độ (58%).
Trung tâm thương mại, siêu thị đứng trước nguy cơ đóng cửa?
Khảo sát của CBRE cũng chỉ ra rằng, thế hệ Z (thế hệ trẻ) được kỳ vọng sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn tới thị trường bán lẻ trong những năm tới khi mức thu nhập của họ dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng khi gia nhập vào thị trường lao động.
“Thế hệ Z dành phần lớn thời gian của họ sử dụng internet và các công nghệ liên quan khác, nên người tiêu dùng ở thế hệ này có hành vi mua sắm hoàn toàn khác với các nhóm thế hệ khác. Những khía cạnh chính trong thói quen mua sắm trên mạng của thế hệ Z bao gồm sự tin tưởng nhiều hơn vào các thông tin trên mạng, nhiều hoạt động trên các mạng xã hội hơn, và họ cần cảm nhận được sự khác biệt. Những nhân tố này khắc họa vai trò quan trọng ngày càng tăng của công nghệ trong việc định hình quá trình quyết định mua sắm của người tiêu dùng”, ông Hsu nhận định: 
Chính vì vậy, để thích ứng với thời đại số và để tồn tại, phát triển, các nhà bán lẻ và chủ tòa nhà cần chủ động hơn trong quá trình gia tăng tương tác với khách hàng. Giao dịch qua điện thoại di động là một công cụ khá phù hợp ở các thị trường mới nổi và tại nhiều nơi, điện thoại thông minh là thiết bị đầu tiên, đôi khi cũng là thiết bị duy nhất, cho phép người tiêu dùng truy cập internet từ bất cứ địa điểm nào. 
Do đó, thiết bị này đóng một vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy nhịp tăng trưởng của ngành bán lẻ trực tuyến. Các ứng dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Chẳng hạn như: ứng dụng hiển thị sản phẩm trên các mạng xã hội dưa theo lịch sử mua sắm, thành phố sinh sống và sở thích của khách hàng, từ đó mang đến trải nghiệm mua sắm tương thích và độc đáo cho từng cá nhân. 
“Chủ trung tâm thương mại và nhà bán lẻ nên nhaỵ bén hơn để bắt kịp với những xu hướng mới nhất về ứng dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội, từ đó xây dựng mối tương tác chặt chẽ với người tiêu dùng, đặc biệt là đối tượng thuộc thế hệ Z. 
Đây là hai công cụ cần thiết cho bán lẻ trực tuyến – một hình thức bán hàng không thể thiếu trong chiến lược Bán lẻ đa kênh nhằm nắm bắt mọi cơ hội bán hàng từ trực tuyến cho đến trực tiếp", ông Stephen nói.
Trên toàn châu Á, gần 70% người tiêu dùng đến cửa hàng để nhận sản phẩm đã đặt trực tuyến và có tới 90% số này mua thêm sản phẩm khác trong quá trình này. Đây là một cách hiệu quả để tăng doanh số bán hàng tại quầy, từ đó đồng bộ hóa môi trường bán hàng trực tuyến với môi trường bán hàng trực tiếp. 
Để làm được điều này, những hỗ trợ về tiện ích và việc thường xuyên nâng cấp trang thiết bị từ phía chủ tòa nhà là điều kiện tiên quyết cho các khách thuê kết hợp và triển khai chặt chẽ các chiến lược bán hàng đa kênh.
Duyên Duyên
Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng loạt trung tâm thương mại, siêu thị đứng trước nguy cơ đóng cửa?