Qua nhiều thập niên, người ta đã phát hiện ra một số đặc điểm thú vị về bộ não của Einstein, trong đó có các kết nối rộng hơn giữa hai bán cầu não, trọng lượng nhẹ hơn mức trung bình và rãnh bên mở rộng.
Nhiều người đã thắc mắc về bộ não của những nhà tư tưởng vĩ đại. Einstein hẳn đã nghĩ gì khi ngồi xuống cây đàn piano của mình và đi đến kết luận mang lại cho chúng ta thuyết tương đối? Làm thế nào để một tâm trí tuyệt vời như vậy làm việc? Đối với các nhà thần kinh học, những người coi hoạt động tinh thần là hoạt động của não bộ, họ có thể thỏa mãn phần nào sự tò mò bằng cách nghiên cứu bộ não của những nhà tư tưởng vĩ đại và xem chúng khác với bộ não bình thường như thế nào.
Những phát hiện được liệt kê dưới đây có thể có chứa ít hoặc không có ý nghĩa gì cả. Hình dạng não có thể bị thay đổi bởi những thứ như quá trình vận động hằng ngày hoặc chứng sa sút trí tuệ. Dữ liệu hiện tại cho thấy hình thái não bộ ít nhất có ảnh hưởng khiêm tốn đến trí thông minh tổng thể. Trong một số trường hợp, một bộ não lớn hơn còn làm cho chức năng phụ trách suy giảm. Điều này nên được ghi nhớ khi đọc về những khác biệt giữa bộ não của những thiên tài và người bình thường.
Albert Einstein
Bộ não của Einstein đã bị Thomas Stoltz Harvey lấy đi mà không có sự cho phép của gia đình ông sau khi Einstein qua đời. Bộ não của Einstein được bảo quản, chụp ảnh, mổ xẻ và thậm chí gửi cho các nhà khoa học khác với hy vọng rằng việc nghiên cứu nó có thể khám phá ra nguồn gốc thiên tài của ông. Qua nhiều thập niên, người ta đã phát hiện ra một số đặc điểm thú vị về bộ não của Einstein, trong đó có các kết nối rộng hơn giữa hai bán cầu não, trọng lượng nhẹ hơn mức trung bình và rãnh bên mở rộng.
Phần não dành riêng cho tư duy toán học và không gian, thùy đỉnh dưới, cũng lớn hơn mức trung bình. Nếu các bạn muốn xem bộ não của Einstein, bạn có thể được quan sát trong các cuộc triển lãm thường trực của Bảo tàng Mutter ở Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ.
Rene Descartes
Rene Descartes là triết gia người Pháp, nổi tiếng với câu nói “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”. Ông có tầm vóc triết học đến mức tác phẩm của ông được coi là bình minh của kỷ nguyên hiện đại. Trong toán học, đối với những người còn nhớ hình học ở trường phổ thông thì Descartes là cái tên quen thuộc. Ông đã phát minh ra mặt phẳng tọa độ Descartes, cho phép biểu diễn các ý tưởng đại số bằng hình học.
Bộ não của Descartes từ lâu không còn sau khi ông qua đời vào năm 1650. Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã nghiên cứu hình dạng hộp sọ của ông để tìm manh mối về việc bộ não của ông có thể khác với bình thường như thế nào. Sử dụng phương pháp chụp CT, các nhà khoa học biết được rằng hộp sọ của Descartes khá bình thường, cho thấy não của ông ta cũng vậy, ngoại trừ một chỗ phình ra ở vùng thùy trán có thể liên quan đến phần não chịu trách nhiệm áp dụng trừu tượng ngôn ngữ.
Carl Friedrich Gauss
Là nhà toán học người Đức có thành tích to lớn, bộ não của Gauss đã được nghiên cứu sau khi ông qua đời bởi nhà thần kinh học nổi tiếng Rudolf Wagner. Bộ não của Gauss được xác định nặng hơn mức trung bình và có những nếp gấp rất đáng chú ý trong suốt, được ca ngợi là nguồn gốc của trí thông minh của ông. Bộ não của Gauss đã vô tình bị hoán đổi với bộ não của bác sĩ Conrad Heinrich Fuchs, người đã chết cùng năm và bị dán nhãn sai trong hơn 150 năm. Lỗi này chỉ được phát hiện khi các nghiên cứu MRI của cả hai bộ não cho thấy chúng khác biệt đáng kể so với bản vẽ bộ não do Rudolf Wagner thực hiện.