Theo các chuyên gia, việc đầu tư công nghệ cao trong sản xuất là một bài toán khó song không phải không có những giải pháp hữu hiệu.

Giải bài toán đầu tư công nghệ cao trong sản xuất

Thu Anh | 22/09/2022, 18:52

Theo các chuyên gia, việc đầu tư công nghệ cao trong sản xuất là một bài toán khó song không phải không có những giải pháp hữu hiệu.

Áp dụng chuyển đối số với lộ trình phù hợp

Tại diễn đàn “Cách tân công nghiệp - Industry Innovation Forum 2022” vừa được diễn ra, PGS.TS Nguyễn Anh Thi (Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM) cho biết chúng ta có thể nhập khẩu công nghệ nhưng không thể nhập khẩu đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo phải diễn ra tại chỗ, dựa trên những con người đam mê và khát vọng.

Theo bà Trương Lý Hoàng Phi (Chủ tịch HĐQT, CEO IBP, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM), khảo sát từ các công ty tư vấn lớn cho thấy tại thị trường Châu Âu và nhiều quốc gia khác, có đến 90% các doanh nghiệp đã ý thức và có kế hoạch quá trình số hóa trong sản xuất để chuyển đổi mô hình kinh doanh, nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Rõ ràng, sự đổi mới ở các ngành là cần thiết và các ngành công nghiệp không thể ở ngoài xu hướng đó.

Việc “cách tân công nghiệp” hay gia tăng hàm lượng KH-CN trong sản xuất, kinh doanh đã luôn được các doanh nghiệp chú trọng trong suốt những năm qua. Ông Phạm Văn Tài (Tổng giám đốc Tập đoàn THACO) chia sẻ ngày nay THACO có chiến lược trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, là một con sếu đầu đàn để hỗ trợ và cuốn hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đi theo để làm đối trọng các tập đoàn nước ngoài trong quá trình phát triển của quốc gia.

“Quan điểm của chúng tôi là áp dụng công nghệ phải phù hợp với quy mô, trình độ và xu thế của thời đại; áp dụng chuyển đối số với lộ trình phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh để đáp ứng yêu cầu trải nghiệm của khách hàng”, ông Tài nhấn mạnh.

giai-bai-toan-dau-tu-cong-nghe-cao-trong-san-xuat-2-.jpg
PGS.TS Nguyễn Anh Thi (Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM) - Ảnh: BTC

Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình đổi mới sáng tạo của tập đoàn, ông Tài cho biết hệ thống quy định, quy trình phải được cải tiến thường xuyên để phù hợp với sự chuyển đổi về công nghệ và quản trị. Hạ tầng công nghệ thông tin phải được quy hoạch bài bản, có lộ trình đầu tư phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số. Nguồn nhân lực thực hiện chuyển đổi số phải có năng lực số và năng lực quản trị, được đào tạo bài bản, trang bị các kiến thức về số hóa và khả năng ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh.

Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư U&I Mai Hữu Tín đề xuất Chính phủ không nên tự mình đầu tư toàn bộ cho cơ sở hạ tầng nhà máy thông minh vì sẽ thiếu tính linh hoạt và giảm hiệu quả của doanh nghiệp. Thay vào đó, cần có cơ chế hỗ trợ cho các tập đoàn kinh tế lớn hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm toàn cầu để xây dựng và vận hành các trung tâm nghiên cứu, triển khai công nghệ.

Ông Tín cũng cho rằng cần thêm các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất thông minh với các bộ tiêu chí được cập nhật theo chuẩn quốc tế.

Bài toán hiểu khách hàng, hiểu về nhà cung cấp

Theo các chuyên gia, việc đầu tư công nghệ cao trong sản xuất là một bài toán khó song không phải không có những giải pháp hữu hiệu. Trước hết, việc hiểu đúng và đầy đủ về các hình thái của “sản xuất thông minh” và năng lực hiện tại của doanh nghiệp khi so sánh với mức độ phát triển của lĩnh vực này trên thế giới là rất quan trọng.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy (Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân) chia sẻ bài học về năng lực của các tập đoàn lớn toàn cầu như Samsung khi có thể kết nối 60.000 nhà máy “không người” trên toàn thế giới; dùng Big Data, AI để phân tích nhu cầu, diễn biến trên thị trường toàn cầu, dự đoán xu hướng của thị trường cũng như tối ưu được tất cả nguồn lực đầu tư và sản xuất của mình.

giai-bai-toan-dau-tu-cong-nghe-cao-trong-san-xuat.jpg
Quang cảnh sự kiện - Ảnh: BTC

Cùng với đó, ông Bùi Tiến Dũng (Trưởng phòng cao cấp bộ phận phát triển công nghệ Tập đoàn Adidas, Đồng sáng lập BenKon) nhận định rằng có thể chia nhỏ “sản xuất thông minh” thành những chủ đề nhỏ hơn, ví dụ như năng lượng, rô-bốt, số hóa, … để tạo thành một chuỗi.

Ngoài ra, theo ông Lê Trí Thông (Phó chủ tịch HĐQT, CEO PNJ, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM), ẩn số quan trọng để các doanh nghiệp có thể triển khai sản xuất thông minh là bài toán hiểu khách hàng, hiểu về nhà cung cấp và sau đó tìm ra cái “minh” của sản xuất.

Ông Thông cho rằng “Smart Manufacturing” phải đi theo chiến lược chung, phải giải các bài toán liên quan đến thị trường trước. Khi có đủ thị trường thì có thể giải quyết các vấn đề tại nhà máy như về sản xuất sản lượng lớn, hay sản xuất theo yêu cầu đặc thù.

“Tất cả điều đó phải được giải từ thị trường và đó là lý do chúng tôi có thể nhảy vào và gắn ngay những công nghệ mới, những công nghệ khiến chúng tôi thông suốt. Để tìm ra cái “minh” sâu hơn, chúng tôi phải tiếp tục giải câu chuyện của những phân khúc khác”, ông Thông nói thêm.

Bài liên quan
Thừa Thiên - Huế làm giàu từ mô hình trồng nấm linh chi công nghệ cao
Nhờ vào việc áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào mô hình trồng nấm linh chi, người dân đã thu về cho mình hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải bài toán đầu tư công nghệ cao trong sản xuất