Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu chính sách để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ blockchain vào năm 2025.

Công nghệ blockchain sẽ giúp Trung Quốc chống lại tình trạng ‘tham nhũng’?

Hoàng Vũ | 22/09/2022, 17:20

Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu chính sách để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ blockchain vào năm 2025.

Để đạt được mục tiêu đó, trong vài năm gần đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đã có nhiều thay đổi về chính sách. Vào năm 2021, NDRC đã công bố kế hoạch chi tiết cho sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số quốc gia vào năm 2025. Trong kế hoạch này, blockchain một lần nữa được gắn nhãn là “công nghệ kỹ thuật số quan trọng” - cùng với trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây.

Tháng trước, Cơ quan Quản lý Năng lượng Trung Quốc (CEA) - cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng chính sách năng lượng thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) - đã thông báo rằng họ sẽ khám phá các nền tảng giao dịch điện năng dựa trên blockchain để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán điện.

Chính sách này sẽ khám phá khả năng của các cơ sở sản xuất và lưu trữ điện quy mô vừa và nhỏ phục vụ các khu vực lân cận địa phương để trao đổi năng lượng với lưới điện nhà nước. Kế hoạch này nhằm mục đích tránh hoặc giảm bớt tình trạng mất điện trong trường hợp xảy ra thiên tai hoặc hạn hán - như đợt hạn hán và nắng nóng gần đây đã gây thiệt hại cho nguồn cung cấp điện của tỉnh Tứ Xuyên, khiến khu dân cư và công nghiệp bị cắt điện hàng loạt.

Blockchain là lý tưởng cho dự án này. Các đặc tính bất biến của công nghệ có thể cung cấp bằng chứng giao dịch, đo đếm điện năng minh bạch và đáng tin cậy. Blockchain là một cơ sở dữ liệu phi tập trung, không thể thay đổi, giúp theo dõi tài sản và ghi lại các giao dịch trong một mạng cụ thể dễ dàng hơn. Nó lưu trữ các bản ghi giao dịch thông qua một mạng lưới các nút hoặc khối ngang hàng được kết nối với nhau thông qua mật mã.

Chi tiết hơn, khi có dữ liệu mới, nó sẽ được nhập vào một khối mới. Khi khối chứa đầy dữ liệu, nó sẽ được liên kết với khối trước đó, điều này làm cho dữ liệu được liên kết với nhau theo thứ tự thời gian. Do đó, công nghệ này cho phép thông tin kỹ thuật số được ghi lại và phân phối, nhưng không bị chỉnh sửa, cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc, bảo mật và độ tin cậy của dữ liệu.

Trong một dự án cơ sở hạ tầng của chính phủ, việc đo đếm điện năng đáng tin cậy và bằng chứng giao dịch chuyển thành trách nhiệm giải trình và giảm rủi ro tham nhũng. Nói chung, blockchain đã được sử dụng để ngăn chặn gian lận, lãng phí và lạm dụng trong các dịch vụ của chính phủ trên toàn cầu. Do đó, sẽ là cần thiết cho Trung Quốc áp dụng công nghệ blockchain để đẩy lùi tham nhũng trong các giao dịch của chính phủ.

Mỹ cũng đang tính đến những sáng kiến tương tự. Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 3 đã thúc đẩy ngành công nghiệp tiền mã hóa. Tuy nhiên, mục tiêu của Washington đối với lĩnh vực blockchain vẫn chỉ tập trung vào khía cạnh tài chính của công nghệ blockchain, cụ thể là tiền điện tử và việc sử dụng nó như một tài sản. Chính phủ Mỹ vẫn đang bỏ qua việc suy nghĩ về ứng dụng chiến lược của công nghệ blockchain trong toàn xã hội (cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng, trách nhiệm giải trình và chăm sóc sức khỏe).

Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ blockchain sẽ giúp Trung Quốc chống lại tình trạng ‘tham nhũng’?