Hơn 12 nhà sản xuất ô tô, gồm cả Toyota và Nissan, đã đăng ký với Avanci - nền tảng xin giấy phép bằng sáng chế từ 51 hãng công nghệ.

Hơn 12 hãng ô tô đăng ký nền tảng xin giấy phép bằng sáng chế từ 51 hãng công nghệ

Sơn Vân | 21/09/2022, 16:37

Hơn 12 nhà sản xuất ô tô, gồm cả Toyota và Nissan, đã đăng ký với Avanci - nền tảng xin giấy phép bằng sáng chế từ 51 hãng công nghệ.

Động thái này nhằm mục đích đơn giản hóa việc tiếp cận công nghệ không dây và tránh các cuộc chiến pháp lý tốn kém.

Xung đột một phần xuất phát từ quan điểm khác nhau giữa các nhà sản xuất ô tô, nhà cung cấp và hãng công nghệ về việc ai sẽ là người gánh vác chi phí cấp phép.

Thông qua thị trường cấp phép độc lập Avanci, các nhà sản xuất ô tô có quyền truy cập vào bằng sáng chế cho công nghệ 2G, 3G và 4G từ Nokia (Phần Lan), Ericcson (Thụy Điển) và Acer (Đài Loan) cho mọi thứ từ hệ thống định vị đến các cảm biến để lái xe tự động.

Avanci tính phí cố định là 20 USD cho mỗi chiếc ô tô, tăng trong tháng này so với 15 USD trước đó, với số tiền được phân phối cho những hãng có bằng sáng chế.

Các lần ký kết mới, bao gồm cả Renault, Stellantis và Honda, đồng nghĩa 80 - 85% ô tô có công nghệ 2G trở lên được cấp phép thông qua nền tảng Avanci. Phó chủ tịch Avanci - Mark Durrant nói điều này trong cuộc phỏng vấn.

Mô hình này cho phép các nhà sản xuất ô tô tránh được các cuộc chiến về tiền bản quyền đã diễn ra giữa những nhà sản xuất smartphone như Apple, Samsung và các công ty viễn thông, vốn phải đàm phán một đối một để xin giấy phép.

Một nguồn tin trong ngành cho biết: “Thị trường ô tô quá rời rạc đến mức không đáng để các chủ sở hữu bằng sáng chế đàm phán với từng người chơi. Đó là vấn đề về tính hiệu quả”.

Mercedes-Benz, sau đó là Daimler, đã chấm dứt tranh chấp kéo dài nhiều năm về việc sử dụng bằng sáng chế của mình vào năm ngoái với Nokia sau khi cuối cùng bị buộc phải trả tiền.

Volkswagen bị Acer kiện vì sử dụng công nghệ 4G của hãng mà không có giấy phép thích hợp. Vào tháng 3, Volkswagen đã ký hợp đồng với Avanci, nền tảng có các bằng sáng chế của Acer, để giải quyết vấn đề.

Volkswagen đạt được thỏa thuận bằng sáng chế 4G có thể giải quyết tranh chấp của Acer

Cách đây 6 tháng, Volkswagen đã đạt được thỏa thuận bằng sáng chế về công nghệ 4G có thể giải quyết tranh chấp với nhà sản xuất máy tính Acer (Đài Loan).

Hồi tháng 12, Acer đã đệ đơn kiện tại bang Virginia (Mỹ) chống lại Volkswagen, cáo buộc rằng hãng sản xuất ô tô Đức vi phạm bằng sáng chế của mình với công nghệ chip di động 4G trên ô tô.

Acer tuyên bố Volkswagen trả tiền để có giấy phép cho các bằng sáng chế 2G và 3G, nhưng đã sử dụng công nghệ 4G trên ô tô của mình trong 2 năm qua mà không có giấy phép phù hợp.

Để giải quyết tranh chấp, Volkswagen đã ký một thỏa thuận cấp bằng sáng chế 4G với thị trường cấp phép độc lập Avanci, cấp bằng sáng chế cho các công nghệ di động từ nhiều chủ sở hữu với mức phí cố định cho mỗi chiếc xe hơi, cũng được sử dụng bởi Mercedes-Benz và BMW cùng các thương hiệu Porsche và Audi của Volkswagen.

hon-12-hang-cong-nghe-dang-ky-xin-giay-phep-51-hang-cong-nghe.jpg
Chính quyền California dự kiến sẽ thực hiện kế hoạch cấm bán ô tô chạy bằng xăng mới vào năm 2035 - Ảnh: Reuters

Trong khi các nhà cung cấp từng trả tiền cho các giấy phép bằng sáng chế ở các lĩnh vực như thiết kế động cơ, những hãng công nghệ thà giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất ô tô về các bằng sáng chế viễn thông, theo nguồn tin ngành công nghiệp ô tô với kinh nghiệm đàm phán cấp phép.

"Thông thường các nhà cung cấp xử lý các bằng sáng chế trong quá trình phát triển, còn viễn thông là một lĩnh vực mà họ không xử lý", người giấu tên cho biết.

Avanci cũng đang làm việc với các công ty về hợp đồng mới để bao gồm cả các bằng sáng chế 5G, có thể sẽ đắt hơn danh mục bằng sáng chế hiện tại.

Bài liên quan
Mục tiêu không tưởng bán 20 triệu ô tô điện/năm của Elon Musk: Tesla phải chi hàng trăm tỉ USD
Elon Musk, Giám đốc điều hành Tesla, đã đặt công ty còn trẻ của mình trên con đường không tưởng mà không có giám đốc điều hành ô tô nào khác dám mơ tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 12 hãng ô tô đăng ký nền tảng xin giấy phép bằng sáng chế từ 51 hãng công nghệ