Theo diễn biến của giá dầu thế giới, giá xăng trong nước được dự báo sẽ tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh ngày mai (26.10).

Giá xăng có thể cao nhất 5 năm do khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Tuyết Nhung | 25/10/2021, 15:11

Theo diễn biến của giá dầu thế giới, giá xăng trong nước được dự báo sẽ tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh ngày mai (26.10).

Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore gần đây cho thấy xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 là 95,89 USD/thùng; xăng RON 95 là 98,62 USD/thùng, tăng đến 9% so với kỳ trước. Giá dầu cũng biến động đi lên, có ngày chạm mức 96,11 USD/thùng.

Các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cho biết, thời gian qua, giá xăng trên thế giới tăng rất mạnh. Nếu nhà quản lý không trích Quỹ bình ổn trong kỳ điều chỉnh ngày mai (26.10), giá xăng có thể tăng khoảng từ hơn 1.400 đồng/lít đến hơn 1.600 đồng/lít.

Đây có thể là lần tăng thứ 4 liên tiếp trong vòng hơn một tháng qua. Như vậy, nếu giá xăng ngày mai tăng đúng như dự báo, mỗi lít có thể tiến gần với 25.000 đồng/lít. Đây được xem là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Nếu liên bộ quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng dầu ngày mai (26.10) sẽ tăng khoảng từ 1.000 đồng/lít đến 1.300 đồng/lít. Giá dầu có thể tăng ở mức 900 - 1.000 đồng/lít. Mức tăng chính xác ra sao sẽ phụ thuộc vào điều hành quỹ bình ổn.

Tính từ ngày 11.11.2020, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng tới 16 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 3 lần, với xăng E5 RON 92 tăng tổng cộng 7.798 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 8.178 đồng/lít. Hiện tại, giá bán lẻ mặt hàng xăng trên thị trường đang ở mức rất cao, với xăng E5 RON 92 là 21.683 đồng/lít, với xăng RON 95 là 22.879 đồng/lít.

Giá các mặt hàng nhiên liệu liên tục tăng cao do tình trạng thiếu than và khí đốt ở Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu, phải chuyển sang dùng dầu. Đồng thời, một số nước thành viên OPEC+ không thể thực hiện nâng mức sản lượng như đã thỏa thuận.

Giá dầu ngày hôm nay (25.10) duy trì đà tăng, bất chấp giá dầu thô đã vọt lên mức cao nhất 8 năm, khi mà các nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo sẽ tăng mạnh và nguồn cung khan dầu khan hiếm.

Thông tin dự trữ dầu thô giảm cũng là nhân tố thúc đẩy giá dầu tăng mạnh, bất chấp những nỗ lực hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt năng lượng ở Trung Quốc và châu Âu.

Ngoài ra, giá dầu hôm nay còn được thúc đẩy mạnh bởi nhu cầu năng lượng tăng cao khi các nước tiếp tục lộ trình nới lỏng các quy định phòng chống chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp báo thường kỳ cuối tháng 9, bà Lê Việt Nga - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian tới, có thể giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng khi các quốc gia dần dần mở cửa, tái sản xuất kinh doanh, du lịch... Việc giảm giá ở thị trường thế giới rất khó xảy ra.

Về điều hành trong nước, bà cho biết ngoài việc tính toán nguồn cung ra thì còn xem xét quỹ bình ổn, đồng thời làm việc với Bộ Tài chính liên quan tới những xem xét về giảm thuế...

"Chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan khác để làm sao điều hành giá xăng dầu phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế, hỗ trợ được người dân, doanh nghiệp", bà Nga nhấn mạnh.

Bài liên quan
Bộ Công Thương yêu cầu hạn chế tăng sốc giá xăng dầu
Bộ Công Thương vừa ra chỉ đạo khẩn yêu cầu hạn chế tăng giá xăng dầu đột biến, sử dụng quỹ bình ổn hợp lý.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá xăng có thể cao nhất 5 năm do khủng hoảng năng lượng toàn cầu