Bộ Giao thông vận tải dự kiến từ quý 2 hoặc quý 3 năm nay sẽ điều chỉnh trần giá vé máy bay nội địa, trong đó có đường bay tăng tới 6,67%.

Giá trần vé máy bay sắp tăng, cao nhất gần 6,7%

Tuyết Nhung | 25/03/2023, 09:26

Bộ Giao thông vận tải dự kiến từ quý 2 hoặc quý 3 năm nay sẽ điều chỉnh trần giá vé máy bay nội địa, trong đó có đường bay tăng tới 6,67%.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải dự kiến từ quý 2 hoặc quý 3 năm 2023 điều chỉnh trần giá vé máy bay nội địa, tăng trung bình 3,75% so với hiện tại.

Cụ thể, chỉnh khung giá dịch vụ hàng không (trần giá vé máy bay nội địa) so với hiện tại, đường bay từ 1.280km trở lên tăng mạnh nhất với mức 6,67%, lên tối đa 4 triệu đồng. Từ 1.000km đến dưới 1.280km tăng 6,25%, tương ứng 3,4 triệu đồng. Đường bay từ 850km đến dưới 1.000km, mức tăng 2,89 triệu đồng (tương ứng với 3,58%).

Đường bay từ 500km đến dưới 850km, giá vé máy bay tăng trần 2,25 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 2,25%). Các nhóm đường bay dưới 500km và đường bay kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên.

Cục Hàng không Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động lên chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) năm 2023, theo đó việc điều chỉnh phương án này sẽ tác động góp phần tăng CPI năm nay lên khoảng 0,07 điểm phần trăm.

Đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa, theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 39,5% tổng chi phí của hãng bay. Tuy nhiên, tại tháng 12.2022, cùng với biến động tỷ giá đồng/USD, chi phí nhiên liệu của các hãng tăng hơn 80% so với tháng 9.2015 góp lần làm tổng chi phí của doanh nghiệp tăng thêm gần 33,5%.

Trong khi đó, hiện các mức giá, khung giá dịch vụ chuyên ngành hàng không do Nhà nước định giá vẫn được thực hiện ổn định theo quy định tại Thông tư số 53. Lần gần nhất khung trần này được điều chỉnh tăng là năm 2015.

Vì vậy, trên cơ sở tác động của chi phí nhiên liệu, tỷ giá , Bộ Giao thông vận tải dự kiến điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không tăng trung bình 3,75% so với khung giá hiện hành.

Khung trần giá vé máy bay hiện hành áp dụng từ năm 2015 tới nay, nhưng trong bối cảnh Chính phủ kiểm soát lạm phát, việc tăng giá vé máy bay luôn được cân nhắc trong bối cảnh điều hành chung. Trước đó, Cục Hàng không đề xuất Bộ Giao thông vận tải cho phép tăng khung trần giá vé máy bay nội địa thêm bình quân gần 4% so với hiện hành để các hãng ứng phó với chi phí tăng cao do giá xăng dầu tăng liên tục.

Tháng 2 vừa qua, tại hội thảo về khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ xem xét tăng khung trần giá vé máy bay. Do trần giá vé máy bay nội địa hiện hành đã áp dụng "ổn định" từ năm 2015 tới nay, trong khi các yếu tố đầu vào như nhiên liệu bay, lãi suất, tỷ giá đều tăng mạnh.

Cục Hàng không Việt Nam cũng đã đề xuất bỏ trần giá vé máy bay với các đường bay có sự cạnh tranh của từ 3 hãng trở lên sẽ giúp các hãng hàng không chủ động hơn trong việc triển khai dải giá vé linh hoạt theo từng giai đoạn.

Bài liên quan
Tranh cãi chuyện Hà Nội lờ việc mua vé máy bay cho người viết văn trẻ đi dự hội nghị
Một công văn “xin kinh phí” từ Hội Nhà văn Việt Nam gửi đến chính quyền Hà Nội không được phản hồi đã gây tranh cãi trong giới viết văn tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá trần vé máy bay sắp tăng, cao nhất gần 6,7%